Cơn ho có thể ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi đó, trẻ thường bị thở khò khè, khó thở hoặc bú kém, trẻ có thể bị nôn trớ. Ở những trường hợp nặng hơn, trẻ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa…
BSCKII. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:
Viêm mũi họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, không nên quá lo lắng. Nên tăng cường cho cháu bú mẹ, giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của bé.
Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ, nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau đó, bạn có thể dùng khăn mềm lau khô để thông mũi cho trẻ.
Nếu trẻ bị sốt, không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Cho trẻ mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước ấm chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn cho bé, nên nhớ là sau khi chườm khăn ướt bạn phải lau lại bằng khăn khô ngay để bé không bị cảm. Hiện tại bạn có thể cho cháu uống lá hẹ hoặc ngậm nước mật ong hấp với chanh, quất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!