Hệ thống tĩnh mạch chi dưới có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm sâu, nhóm nông và nhóm các tĩnh mạch xiên.
- Nhóm tĩnh mạch sâu.
- Nhóm tĩnh mạch nông dưới da.
- Nhóm tĩnh mạch xiên (còn gọi là các tĩnh mạch thông hay tĩnh mạch nối).
Về việc điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới da, BSCKII. Vũ Thị Lừu - Bệnh viện E cho biết:
Trường hợp mới bị giãn tĩnh mạch chưa có biến chứng có thể điều trị bảo tồn bằng cách, băng các chi dưới bằng băng cao su để phòng ngừa phù và tăng cường sự lưu thông huyết trong tĩnh mạch. Dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch để làm xơ cứng tĩnh mạch; dùng dòng điện làm đông máu trong lòng tĩnh mạch. Ngoài ra có thể thực hiện vật lý trị liệu.
Các phương pháp chống viêm là chủ yếu (sóng ngắn dọc chi chế độ xung liều không nóng), chống phù nề (nâng cao chân, co cơ tĩnh hoặc vận động khớp các ngón chân, bàn chân, cổ chân).
Khi bớt viêm và phù nề thì đau cũng giảm. Không dùng các phương pháp nhiệt. Không xoa bóp và vận động mạnh ở giai đoạn đang viêm và đau vì có thể làm bong cục máu đông đi vào tuần hoàn toàn thân gây biến chứng nguy hiểm.
Sau khi hết triệu chứng viêm có thể xoa bóp nhẹ nhàng nhưng tránh vùng tổn thương.
Điều trị phẫu thuật: Mục đích chính là thắt và cắt bỏ các tĩnh mạch bị giãn, chống chỉ định phẫu thuật khi có giãn tĩnh mạch sâu vì các tĩnh mạch dưới da dễ bù trừ, các tĩnh mạch này là con đường duy nhất để dẫn máu về tim.
Thắt và cắt các tĩnh mạch nông chỉ có thể dẫn tới tăng rối loạn tuần hoàn của tĩnh mạch và phát triển phù.
Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập vận động các nhóm cơ chi dưới dưới đây để giúp hệ máu hệ tĩnh mạch hồi lưu tốt hơn.
- Động tác xoa chi dưới: Ngồi thòng chân, hoặc duỗi chân, hơi co đầu gối trái, chân phải thẳng, hai bàn tay đặt trên đầu gối trái, xoa từ trên xuống phía trước và phía bên cẳng chân, rồi vòng tay ra phía sau và trong, xoa từ cổ chân lên đến mông 10 - 20 lần, đổi bên. Thở tự nhiên.
- Xuống tấn lắc chân: Hít vô tối đa, đưa hai tay lên trời, giữ hơi và dao động, nghiêng bên trái trước, chân trái thẳng, chân phải chùng, rồi nghiêng bên phải, làm như thế từ 2 - 6 cái, để tay xuống thở ra triệt để. Làm từ 3 - 5 hơi thở.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!