Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của một người phụ nữ đó là cảm giác sắp được làm mẹ. Trong đó, mang thai là cả một quá trình, cả một chặng đường khó khăn trước khi đến với niềm vui thật sự. Thời gian mang thai cũng là thời gian mà người phụ nữ dễ bị mắc những bệnh thông thường nhất, nhưng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Chuột rút
Chuột rút trước đây không được coi là bệnh, người ta coi đó chỉ là triệu chứng co một số cơ bắp trên cơ thể gây nên tình trạng đau cơ. Tuy nhiên, chuột rút lại là một trong những bệnh và là triệu chứng khiến các mẹ bầu luôn ở trong tình trạng sống dở chết dở, đặc biệt lại còn hay xảy ra vào ban đêm. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể người mẹ đang thiếu hụt Canxi.
Chuột rút không gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Chỉ cần hay xoa bóp tay chân và bổ sung nhiều thức ăn có chứa Canxi và Vitamin D thì tình trạng sẽ được cải thiện đáng kể.
Cảm cúm
Hầu như 100% thai phụ nào cũng mắc phải bệnh cúm khi mang thai. Không giống như cúm thông thường, điều khó chịu của dạng cúm này là nó dai dẳng và liên tục xuất hiện. Hơn nữa, đây còn là một bệnh dễ lây qua đường hô hấp, nên thường mẹ bầu mà bị cúm thì cả nhà đều cúm theo.
Nguy hiểm nhất ở chỗ, nếu như cúm kéo dài và bất thường, lại còn rơi vào những tháng đầu của thai kỳ thì khả năng sẽ xảy ra một số trường hợp xấu như thai chết lưu, sinh non hoặc bé sinh ra sẽ mắc một số dị tật bẩm sinh...
Thai phụ luôn cần được đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, luôn vui vẻ và tránh tiếp xúc với những môi trường bụi bẩn độc hại. Bất cứ lúc nào khi thai phụ có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi sổ mũi liên tục thì cần được người nhà đem đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Không tự ý dùng thuốc để chữa cảm cúm thông thường.
Đái rắt
Đái rắt không hẳn là một loại bệnh, nó được tính vào hiện tượng sinh lý cơ thể của người phụ nữ khi mang thai nhiều hơn. Đái rắt thường xuất hiện vào 3 tháng đầu của thai kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do tử cung to lên gây đè vào bàng quang, khiến cho mẹ bầu hay có cảm giác buồn tiểu.
Từ tháng thứ 4 trở đi thì hiện tượng này mới thuyên giảm. Trong 3 tháng đầu thì mẹ bầu nên hạn chế uống ít nước trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đái rắt xuất hiện liên tục và kéo dài bất thường thì mẹ bầu nên đi khám, tránh nhiễm trùng đường tiểu kịp thời.
Ngoài ra, đi kèm với đái rắt thì các mẹ bầu còn có thể gặp tình trạng bệnh viêm âm đạo do nấm. Hiện tượng dễ nhận biết nhất đó là âm đạo ra nhiều dịch trắng, đục, có mùi hôi, ngứa ngáy và đau rát. Bệnh này có thể gây ra sinh non hoặc sảy thai ngoài ý muốn nên mẹ bầu cũng cần đề phòng.
Táo bón và trĩ
Phải đến hơn 50% các thai phụ gặp rắc rối với bệnh táo bón và trĩ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do các mẹ bầu ít vận động, thai phát triển làm đè nén đại tràng làm phân khó di chuyển. Một phần nữa cũng là do các thực phẩm và thuốc có chứa hàm lượng sắt cao gây nóng trong người.
Bị táo bón nhiều thì gây nên trĩ. Tinh thần lúc này lúc nào cũng dễ cáu gắt, khó chịu, mệt mỏi... Phân tồn đọng lại lâu trong cơ thể khiến phát tán độc tố không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu tình trạng táo bón và trĩ kéo dài, mẹ bầu có thể bị suy dinh dưỡng, thai nhi chậm phát triển.
Để phòng ngừa táo bón và trĩ hiệu quả thì mẹ bầu nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả, ăn nhiều món ăn có chất xơ. Đồng thời nên vận động nhẹ như đi bộ mỗi tối, hoặc tham khảo thêm những bài tập thể dục dành cho phụ nữ mang thai có ở trên mạng rất nhiều. Tuyệt đối tránh ăn đồ ăn mặn, cay, nóng, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích.
Bệnh về da
Rạn da, nứt da, vàng da và những triệu chứng bệnh khác về da là điều dễ nhìn thấy nhất ở phụ nữ mang thai, nhất là ở những phụ nữ mang thai lần đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố và hormone trong cơ thể. Hơn nữa, do khi thai phát triển, da bị kéo giãn quá mức nên cũng gây ra các đường rạn nứt chủ yếu ở vùng bụng, đùi, đầu gối...
Để phòng ngừa các bệnh về da khi mang bầu, mẹ bầu có thể dùng kem dưỡng da kết hợp với massage vùng da bị nứt. Đồng thời bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn để cung cấp đủ độ ẩm cho làn da phát triển.
U nang buồng trứng có thể sử dụng thuốc tránh thai được không?
Quý ông tuổi nào nên đề phòng ung thư tiền liệt tuyến?
Mang thai lần hai ốm nghén nặng hơn có phải do đổi đầu con không?
Chuột rút khi mang thai những tháng cuối có nguy hiểm không?
Cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối
Trên đây là các bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai mà bất kỳ ai cũng nên biết. Ngoài ra vẫn còn có một số bệnh như viêm cầu thận, viêm gan siêu vi B, trầm cảm, mụn rộp do virus Herpes Simplex, đái tháo đường, khó thở, thiếu máu... Những căn bệnh này ít nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, vì vậy mà các mẹ bầu nên chú ý và đi khám kịp thời khi có dấu hiệu bất thường trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Lily & WeCare chúc các mẹ bầu luôn được mẹ tròn con vuông.
>>>Xem thêm:Suy thận khi mang thai căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho bà bầu
>>>Xem thêm:Các bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!