Vàng da sinh lý. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da xảy ra vào ngày thứ 4 - 5 sau sinh và chấm dứt vào ngày thứ 9 - 10 trở đi. Vàng da sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ.
Vàng da bệnh lý. Có thể gây biến chứng vàng da nhân não, có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng chậm phát triển thể chất tinh thần vận động ở trẻ. Trẻ sơ sinh khi bị vàng da sinh lý thường có nước tiểu trong, còn vàng da bệnh lý, nước tiểu có màu vàng. Xem thêm dấu hiệu nhận biết tại đây
Trị vàng da bệnh lý nhờ tắm nắng? Câu trả lời là KHÔNG. Cha mẹ nên cho con đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng vàng da vì đó có thể là do nhiễm độc thần kinh. Chi tiết tại đây
Vàng da do sữa mẹ là tình trạng sức khỏe khiến da và các bộ phận ở mắt của trẻ có màu vàng. Biểu hiện xuất hiện ở trẻ vào tuần đầu tiên đến tuần thứ sáu sau khi sinh. Nhưng vì sao sữa mẹ lại gây vàng da cho bé?
Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý là bình thường (ảnh: Internet)
Hắt hơi và nghẹt mũi: Gây ra bởi sự kích ứng, như khi trẻ hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn. Cha mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ (natrichlorua 0,9%). Tuy nhiên, nếu trẻ bỏ bú, ho, thở khò khè, quấy khóc và sốt với thân nhiệt 38-39 độ C thì cần đưa đi khám bác sĩ.
Suy hô hấp (Bệnh màng trong).Thường xảy ra ở trẻ ra đời dưới 37 tuần tuổi. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ sinh non. Xem nguyên nhân tại đây
Trẻ suy hô hấp sơ sinh có thể bị ảnh hưởng đến trí thông minh
Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh là tình trạng máu bị nhiễm trùng, khởi phát sớm là ở bé dưới một tuần tuổi, khởi phát muộn là khi 8 ngày đến 3 tháng tuổi. Xem dấu hiệu nhận biết tại đây
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Nếu trẻ đi ngoài liên tục, khóc vì đau khi bạn sờ nắn bụng; uể oải, kém bú, mệt mỏi… thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được khám. Chi tiết tại đây
Đặc biệt, trẻ sơ sinh không được uống sữa bò tươi để tránh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, táo bón, thậm chí rối loạn chức năng thận.
Giảm tiểu cầu sơ sinh. Nguyên nhân thường gặp là sinh non, nhẹ cân, sinh ngạt, nhiễm trùng sơ sinh và những có nhiễm trùng bào thai như: mẹ nhiễm rubella, mẹ nhiễm Cytomega virút... Xem dấu hiệu nhận biết tại đây
Viêm phổi. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một bệnh rất dễ gặp và gây biến chứng khó lường nếu không được chữa trị kịp thời. Những dấu hiệu chính của bệnh là trẻ thở nhanh, gấp; rút lõm vùng ngực; sốt cao, thở khò khè… Xem sự nguy hiểm của bệnh này tại đây
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Trong số khoảng 100 bệnh RLCHBS hay gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh, chỉ có khoảng 20 bệnh có thể điều trị được. Xem toàn bộ thông tin về hội chứng này
Trẻ sinh non còn phải đối diện với nhiều nguy cơ khác như bệnh xơ hóa võng mạc, Rối loạn huyết học, Chậm tăng trưởng thể chất. Xem chi tiết tại đây
Bệnh tim không tím. Đây là những dị tật bẩm sinh tim không gây triệu chứng tím, có thể không biểu hiện rõ dấu hiệu bệnh. Nếu suy tim xuất hiện, đứa trẻ sẽ gặp khó khăn về dinh dưỡng do không đủ sức để bú, có xu hướng chậm tăng cân và khóc ít hơn bình thường. Trong trường hợp nặng, trẻ thường khó thở và thở nhanh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!