Nhầm lẫn bệnh Rubella với phát ban

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/24/2024

Rất nhiều người có thể nhầm lẫn bệnh Rubella với phát ban. Những mẹo sau đây giúp bạn đọc phân biệt và giữ con một sức khỏe tốt nhé!

Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức hay bệnh sởi 3 ngày. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm (rất dễ lây lan) được gây ra bởi virus Rubella. Bệnh khá nhẹ nhưng trong một số trường hợp hiếm, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng.

Khi thai phụ bị nhiễm virus rubella, thai nhi cũng sẽ bị lây nhiễm. Điều này có thể gây ra dị tật bẩm sinh, bao gồm những dị tật nghiêm trọng như hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) ở trẻ. CRS có thể dẫn đến giảm thính giác, vấn đề về mắt, về tim hay những biến chứng khác.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Rubella (sởi Đức) là gì?

Hãy quan sát và theo dõi những triệu chứng sau ở bé:

  • Mẩn đỏ khắp người, bắt đầu nổi từ mặt;
  • Mẩn đỏ lan nhanh xuống phía dưới và toàn bộ cơ thể trong 24 tiếng;
  • Mẩn đỏ kéo dài từ 3 đến 4 ngày;
  • Nổi hạch bạch huyết ở sau cổ;
  • Sốt nhẹ.

Khi có các dấu hiệu trên, bạn phải đưa con đến bác sĩ để chẩn đoán vì các chứng phát ban không dễ phân biệt. Bạn có biết, hầu như những loại virus phát ban khác đều có các triệu chứng trên?

Bạn phải làm gì trước tiên?

Cách chăm sóc tại nhà:

Nếu bác sĩ xác nhận rằng con bạn đang mắc bệnh Rubella, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt acetaminophen hay ibuprofen nếu trẻ sốt trên 38 độ C, đau cổ họng hay đau ở những chỗ khác;
  • Lây nhiễm: bệnh sẽ không lây nhiễm sau 5 ngày;
  • Tránh xa phụ nữ có thai: nếu con bạn mắc bệnh Rubella, nên hạn chế tiếp xúc với phụ nữ có thai;
  • Trường hợp phụ nữ tiếp xúc với virus Rubella: nếu thai phụ đã được tiêm ngừa vắc xin Rubella, cả mẹ và con sẽ không sao. Thai phụ cho rằng mình đã mắc bệnh sởi lúc nhỏ cũng không nên chủ quan. Và cho dù rất ít tiếp xúc với virus Rubella, thai phụ cũng nên đi xét nghiệm máu để chắc chắn miễn nhiễm với loại virus này.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất trong vòng 24 giờ nếu:

  • Bé nổi mẩn đỏ khắp người trong khi sốt;
  • Bạn nghĩ bé mắc bệnh rubella.

Làm thế nào để tránh bệnh Rubella?

Bạn nên bảo vệ con bạn bằng việc tiêm ngừa vắc xin Rubella khi 12 tháng tuổi, cũng như không để phụ nữ mang thai tiếp xúc khi trẻ bị nổi mẩn.

Vắc xin Rubella là một loại virus suy giảm được dùng chung với vắc xin MMR (bảo vệ cơ thể khỏi bệnh sởi, quai bị và rubella). MMR được khuyến cáo tiêm ngừa lần đầu cho trẻ trong khoảng 12 đến 15 tháng tuổi (không nên tiêm ngừa trước 12 tháng) và tiêm lần 2 vào khoảng 4 đến 6 tuổi (trước khi trẻ vào mẫu giáo hoặc lớp 1).

Đối với phụ nữ đang có ý định mang thai mà chưa kháng nhiễm với virus này, tiêm ngừa rubella rất quan trọng vì nếu không, nguy cơ dị tật bẩm sinh sẽ rất cao nếu họ mắc bệnh trong thời gian mang thai.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!