Các bệnh về da thường gặp khi mang thai

Sức Khỏe Thai Kỳ - 11/24/2024

Có một thực tế là phần lớn mẹ bầu trong khi mang thai đều mắc một số bệnh về da như bị nám, bị mụn, bị rạn, bị ngứa ngáy và bị rụng tóc,... Những thay đổi ngoài da là những thay đổi rõ rệt nhất và cũng khiến các mẹ bận tâm nhất, vì vậy hãy cùng Lily & WeCare tìm hiều những bệnh về da khi mang thai và nó có ảnh hưởng đến mẹ và bé hay không.

Có một thực tế là phần lớn mẹ bầu trong khi mang thai đều mắc một số bệnh về da như bị nám, bị mụn, bị rạn, bị ngứa ngáy và bị rụng tóc,... Những thay đổi ngoài da là những thay đổi rõ rệt nhất và cũng khiến các mẹ bận tâm nhất, vì vậy hãy cùng Lily & WeCare tìm hiều những bệnh về dakhi mang thai và nó có ảnh hưởng đến mẹ và bé hay không.

Một số bệnh về da thường gặp khi mang thai

Mụn

Hầu hết mẹ bầu đều bị mọc mụn trứng cá trong thời gian mang thai và thường mọc ở mặt, lưng và ngực. Nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể gây ra, nếu có quá nhiều mụn và gây phát ban thì chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Vàng da

Hiện tượng vàng da thường xuất hiện ở một số phụ nữ mang thai vào ba tháng cuối thai kỳ và kèm theo triệu chứng ngứa toàn thân, ngứa ở ngực và hai chi trên, không đau, không buồn nôn. Sau sinh khoảng 15 ngày, hiện tượng vàng da sẽ biến mất. Nếu hiện tượng vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzim thì có thể do nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non nhưng hiếm khi chết trong tử cung.

Rạn da

Hơn 90% phụ nữ bị rạn da do da bị căng kéo mạnh trong thai kỳ mang thai, và thường tập trung ở vùng bụng, đôi khi cả ở ngực và đùi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được giảm thiểu bằng những thói quen lành mạnh như vận động đều đặn, chế độ ăn uống phù hợp, không tăng cân quá nhiều, hay dùng các biện pháp, kem dưỡng an toàn cho bà bầu.

Các bệnh về da thường gặp khi mang thai

Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện

Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện là hiện tượng những đường tĩnh mạch nhỏ xuất hiện ở chân, mặt hay các vùng da khác trên cơ thể. Nguyên nhân là do khi mang thai, các mẹ sẽ có sự thay đổi lượng hormone và sự gia tăng vận chuyển máu, điều đó sẽ gây áp lực lên thành mạch máu, khiến các mạch máu dưới da bị sưng nhẹ và nổi lên trên bề mặt của da. Hiện tượng này hơi mất thẩm mỹ với chị em nhưng nó vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh

Nám da

Nám da xuất hiện do tiếp xúc với ánh nắng, do di truyền và có thể do thay đổi các tế bào, sắc tố da trong quá trình mang thai. Vậy nên, tốt nhất bạn hãy luôn nhớ dùng kem chống nắng khi ra đường để ngăn ngừa nám da xuất hiện hoặc ngăn những vết đốm đã có trở nên đậm hơn.

Tóc

Ba tháng sau sinh, nhiều phụ nữ bị rụng tóc, nhưng tin mừng là tóc rồi sẽ mọc trở lại sau một thời gian. Tuy vậy, bạn vẫn nên đi khám da liễu để chắc chắn điều này. Ngoài ra còn có tình trạng lông tóc của người phụ nữ lại mọc ở những điểm đàn ông như cằm hoặc trên môi. Điều đó xảy ra do sự thay đổi hormone, tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo vì tình trạng này thường không quá trầm trọng, cũng không kéo dài mãi, thường sẽ hết sau sinh 6 tháng.

Rôm sảy mẩn ngứa

Chứng sẩn ngứa và mề đay ở phụ nữ mang thai là rắc rối về da phổ biến nhất trong thai kỳ, thường nổi thành những đốm mẩn đỏ nhỏ, nếu nặng hơn thì sẽ thành từng mảng. Những vết mẩn ngứa thường bắt đầu từ vùng bụng, lan xuống đùi, mông, ngực hay cánh tay khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy toàn thân, nặng nhất vào tam cá nguyệt cuối cùng. Bạn có thể đi khám để được cho loại thuốc bôi an toàn và hiệu quả để kiểm soát những cơn ngứa ngáy.

Móng tay

Móng tay cũng có thể thay đổi trong thai kỳ, nhiều người nói rằng móng tay mình bị giòn, nứt nẻ hoặc bề mặt móng gồ ghề dù vẫn chưa ai biết được chính xác là vì sao.

Ngoài ra, các bệnh da chuyên biệt mẹ thường gặp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh mạng của cả mẹ và con. Các bệnh như sẩn ngứa thai kỳ, viêm nang lông ngứa của thai kỳ, vàng da ứ mật thai kỳ... May thay, các bệnh khá nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con như Lupus đỏ, Pemphigoid thai kỳ, chốc dạng Herpes đều rất ít gặp trong quá trình mang thai.

Các bệnh về da thường gặp khi mang thai

Điều trị bệnh da trước khi mang thai

Bệnh da do lây nhiễm bị ảnh hưởng tương đối nhiều bởi trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế, cụ thể như: phụ nữ càng trẻ tuổi, mang thai con so trong tam cá nguyệt đầu càng dễ mắc mụn trứng cá. Với các thai phụ lao động chân tay, có trình độ văn hóa thấp, sinh nhiều lần dễ bị các bệnh lang ben, nấm móng, ghẻ ngứa.

Thai phụ lớn tuổi mang thai càng dễ bị bệnh sạm da. Đối với thia phụ ở lứa tuổi 30-34 thì dễ gặp bệnh sẩn ngứa, và bệnh này có tỉ lệ tăng dần theo tuổi, trình độ văn hóa và thời gian mang thai. Bệnh chàm thể tạng gặp nhiều nhất ở phụ nữ mang thai trong độ tuổi 22-24.

Theo Bs. Vân Thanh chia sẻ: Các bệnh về da có thể xuất hiện trước khi mang thai hoặc xuất hiện trong khi mang thai, đều có ảnh hưởng đáng kể đến cả hai mẹ con, và thường diễn tiến phức tạp trong thai kỳ, có thể nặng lên, có thể được cải thiện, có thể không thay đổi hoặc có thể không tiên đoán được diễn tiến khi có thai. Do một số phụ nữ quan niệm bệnh da không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên nhiều bà mẹ đã xem thường và không điều trị bệnh da, đặc biệt những bệnh da có sẵn trước khi mang thai.

Các bệnh về da thường gặp khi mang thai

Vì vậy, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ phải chú trọng đến chăm sóc sức khỏe ban đầu, cải thiện môi trường sống, giữ gìn vệ sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh da do nhiễm.

Trong khi mang thai, phụ nữ càng phải ý thức và tự chăm sóc da thường xuyên. Nên có chế độ ăn uống thích hợp cho sức khỏe, thận trọng trong việc dùng thuốc, mỹ phẩm và giữ vệ sinh để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh như bụi bặm, vi trùng, ánh nắng... Đặc biệt nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, vì đó là yếu tố thúc đẩy gây sạm da rõ rệt nhất.

Điều quan trọng hơn nữa, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần phải đi khám chuyên khoa và chữa những bệnh da nếu có trước khi mang thai. Trong thai kỳ, nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường trên da thì nên báo cho bác sĩ để được tư vấn và theo dõi cẩn thận.

Những thông tin chia sẻ trên đây, chắc chắn sẽ giúp cho các mẹ bầu thận trọng hơn đối với các bệnh về da khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cũng như sắc đẹp trong quá trình thai kỳ.>>> Xem thêm: Biện pháp phòng tránh các bệnh về da thường gặp khi mang thai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!