Chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 thường bao gồm kiểm tra đường huyết, đặc biệt khi có nhiều nguyên nhân khác gây ra lượng đường trong máu cao, và phát hiện xem có các tác dụng phụ mà đái tháo đường gây ra trên cơ thể bạn hay không.
Bước 1: Tôi có bị mắc đái tháo đường hay không?
Bác sĩ của bạn sẽ chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 dựa trên các triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, kiểm tra sức khỏe, và kết quả xét nghiệm máu của bạn.
Kiểm tra lượng đường trong máu sẽ chỉ ra nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 2, tiền đái tháo đường. Nếu bạn không bị đái tháo đường tuýp 2 nhưng bạn có các triệu chứng như rất mệt, bác sĩ của bạn sẽ tìm hiểu các nguyên nhân khác.
Xét nghiệm máu là một trong các bước kiểm tra xem bạn có bị đái tháo đường hay không
Bước 2: Có một nguyên nhân nào khác khiến tôi bị đái tháo đường?
Đôi khi có một nguyên nhân y học khác gây ra đường huyết cao dù bạn không bị đái tháo đường gọi là đái tháo đường thứ phát. Đối với một vài người bị đái tháo đường thứ phát, tình trạng đái tháo đường sẽ biến mất khi nguyên nhân biến mất. Chẳng hạn như khi mang thai, một số sản phụ có đường huyết tăng cao hơn so với mức bình thường. Đó là đái tháo đường thứ phát.
Có nhiều nguyên nhân khác gây ra lượng đường trong máu cao (Ảnh minh họa: Internet)
Bước 3: Tôi có bị đái tháo đường tuýp 2 hay không?
Điều trị đái tháo đường dựa trên thể loại đái tháo đường mà bạn mắc phải. Có 2 dạng là đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2.
*Nếu cơ thể bạn không sản sinh insulin, bạn bị mắc đái tháo đường tuýp 1.
*Nếu cơ thể bạn sản sinh quá ít insulin hay trở nên kháng insulin, bạn mắc đái tháo đường tuýp 2.
Các bước chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2
Một số yếu tố nguy cơ và triệu chứng của đái tháo đường tuýp 2:
* Ngồi nhiều, thiếu vận động
* Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình
* Tuổi trung bình trên 50 trở đi
* Huyết áp cao
* Mệt mỏi
* Béo phì
* Mắc bệnh truyền nhiễm tái đi tái lại
* Mắc chứng đi tiểu nhiều
* Hay cảm thấy khát
* FBS>126 mg/dl
Bước 4: Bạn có bị biến chứng đái tháo đường hay không?
Nếu bạn mắc đái tháo đường, bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra các dấu hiệu biến chứng của đái tháo đường. Biến chứng này có thể ảnh hưởng đến mắt, thận, tim, mạch máu và thần kinh của bạn. Nhiều người mắc đái tháo đường hàng năm trời mà không hay biết. Biến chứng của đái tháo đường bắt đầu từ thời điểm bạn bắt đầu mắc bệnh.
Những người bị đái tháo đường thường mắc các bệnh khác như huyết áp cao hoặc cholesterol cao. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra các vấn đề này. Bởi vì khi bạn mắc đái tháo đường và đồng thời mắc các bệnh này, đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ đối với bạn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!