Các chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường

Kiến Thức Y Học - 05/06/2024

Người bệnh tiểu đường không còn lạ gì với các chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường như chỉ số đường huyết, chỉ số GI, chỉ số HbA1c. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của các chỉ số này để đánh giá tình trạng sức khỏe một cách chính xác.

Người bệnh tiểu đường không còn lạ gì với các chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường như chỉ số đường huyết, chỉ số GI, chỉ số HbA1c. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của các chỉ số này để đánh giá tình trạng sức khỏe một cách chính xác.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh Đái tháo đường) là một căn bệnh mạn tính, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin do tuyến tụy tiết ra, hay sản xuất không đủ hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Điều này làm gia tăng nồng độ đường trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu.

Thông thường, người bị bệnh tiểu đường thường có những triệu chứng như sụt cân không kiểm soát, thường xuyên thấy đói, da dẻ ngứa ngáy và đổi màu, tiểu nhiều về đêm, hay khát nước... Và khi đi xét nghiệm, chúng ta sẽ được tiếp xúc với những chỉ số đường huyết quan trọng. Dưới đây là 3 chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường bạn cần quan tâm.

Các chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường

Chỉ số đường huyết

Là chỉ số thể hiện lượng đường trong máu của mỗi người. Trong máu chúng ta luôn có một lượng đường nhất định cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ hoạt động hiệu quả. Lượng đường có thể tăng hoặc giảm tùy thời điểm để giúp duy trì ổn định giới hạn an toàn sức khỏe. Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết an toàn khi ở các mức sau:

- Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l)

- Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).

- Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Đây là những chỉ số cho thấy lượng đường trong máu gắn với hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu có đường càng lớn.

Chỉ số GI - Chỉ số đường huyết của thực phẩm

GI là chữ viết tắt của Glycemic Index, có nghĩa là chỉ số đường huyết của thực phẩm. Chỉ số GI là con số đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm tới lượng đường trong máu.

Thực phẩm sau khi ăn vào sẽ được tiêu hóa, hấp thu vào máu và làm tăng đường huyết. Mức độ tăng đường huyết tùy thuộc vào số lượng thực phẩm, hàm lượng và loại chất bột đường, thành phần chất đạm, chất béo, chất xơ chứa trong thực phẩm, cách chế biến...

Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến đường huyết tăng nhanh và ngược lại. Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh có chỉ số GI từ 70 trở lên, còn những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm có chỉ số GI dưới 55.

- Nhóm thực phẩm có GI > 70 mà người bị đái tháo đường nên tránh bao gồm đường, mật ong, nước mía, bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy khô, quả ngâm đường, thức uống có cồn...

- Nhóm thực phẩm có GI từ 56 – 69 mà người bị đái tháo đường nên hạn chế dung nạp bao gồm bánh mì ngọt, khoai tây, bánh bột gạo, nước uống có đường, dứa, cam, sữa chua có đường...

- Nhóm thực phẩm có GI < 55 mà người bị đái tháo đường nên sử dụng bao gồm gạo, sữa lạt đã lọc bớt chất béo, sữa chua không đường, nước táo, đậu trắng, đậu nành, đậu phộng, tất cả các loại cá...

Các chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường

Chỉ số HbA1c - huyết sắc tố hồng cầu

Hemoglobin (Hem) là một huyết sắc tố có trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể, gắn kết với đường trong máu và được tạo thành phức hợp HbA1c. HbA1c gắn liền với đời sống hồng cầu, tỉ lệ thuận với nồng độ đường huyết, là chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường hữu ích và chính xác nhất để xác định nồng độ đường huyết trong máu, phản ánh chính xác mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong thời gian dài hạn.

Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều. Do đó sự hình thành HbA1c diễn ra càng chậm. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần.

Chỉ số HbA1c còn giúp người bệnh tiên lượng về biến chứng của tiểu đường. Nếu chỉ số HbA1c có kết quả trên 7.0% thì chứng tỏ bệnh nhân sắp có hoặc có thể gặp biến chứng rất nặng. Chỉ số HbA1c từ dưới 6.5% xuống dưới 5.5% thì bệnh nhân đã tự mình giảm 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và ngăn ngừa đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

Chỉ số HbA1c ở mức bình thường

- HbA1c bình thường chiếm 4-6% trong Hemoglobin của hồng cầu.

- HbA1c dưới 6.5% cho thấy đường huyết được kiểm soát tốt.

- HbA1c trên 10%, đường huyết được kiểm soát rất kém.

Trên đây là những chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường rất quan trọng mà bạn cần lưu tâm khi đi xét nghiệm.

Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tại Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Có dấu đỏ của bệnh viện
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Các chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý: 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • OGTT trong xét nghiệm tiểu đường là gì?
  • Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!