Các chỉ số RDW, PLT, MONO trong máu tăng giảm bất thường thì có đáng lo?

Kiến Thức Y Học - 05/07/2024

Xét nghiệm máu có những chỉ số RDW, PLT,MONO là như thế nào? Nếu các chỉ số RDW, PLT, MONO trong máu tăng giảm bất thường thì có đáng lo? Cùng Lily & WeCare tìm hiểu các chỉ số trên qua bài viết sau đây!

Xét nghiệm máu có những chỉ số RDW, PLT,MONO là như thế nào? Nếu các chỉ số RDW, PLT, MONO trong máu tăng giảm bất thường thì có đáng lo? Cùng Lily & WeCare tìm hiểu các chỉ số trên qua bài viết sau đây!

1. Chỉ số RDW (Red (cell) Distribution width)

Đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu. Giá trị này càng cao có nghĩa là kích thước của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11-15. Chỉ số này càng lớn thể hiện rằng các hồng cầu có kích thước chênh nhau càng lớn gián tiếp cho thấy có cả hồng cầu non và hồng cầu trưởng thành ở máu ngoại vi hoặc có thể toàn hồng cầu trưởng thành nhưng kích thước lại to nhỏ khác nhau (các loại thiếu máu hồng cầu to, nhỏ).

Dựa vào 2 chỉ số RDW & MCV để phân biệt giữa:

Thiếu máu thiếu sắt, Thiếu máu do thiếu acid folic, Thiếu máu bất sản tuỷ (khi LS hướng đến những bệnh này) cụ thể:

- Nếu RDW > 15% => do TMTS hoặc do TM thiếu acid folic.

Kết hợp MCV để KL: nếu MCV<80 => TMTS, nếu MCV > 100 => TM thiếu acid folic.

- Nếu RDW bình thường (12 - 15%) và MCV > 100 => TM bất sản tuỷ.

Một chút phân biệt: Bất sản là hiện tượng không hình thành đầy đủ một cơ quan. Giảm sản là cơ quan đã hình thành nhưng chỉ có hình dạng và cấu trúc tương tự nhưng không hoàn chỉnh. TM bất sản tuỷ là trường hợp tuỷ xương mất khả năng sản sinh các tế bào máu, nguyên nhân thường do bệnh tự miễn (không rõ nguyên nhân). TM giảm sản tuỷ là trường hợp TM đẳng sắc đẳng bào, gặp trong suy thận mạn.

+ β Thalassemia, Bệnh về gan, Thiếu máu do tan máu miễn dịch & Bệnh suy tủy xương (khi LS hướng đến những bệnh này)

Trường hợp RDW bình thường & MCV > 100 => bệnh suy tủy xương.

Trường hợp RDW > 15% : có thể TM do tan máu MD, bệnh về gan hoặc β Thalassemia Kết hợp MCV để KL: nếu MCV < 80 => β Thalassemia (dù RDW cao hoặc bình thường), nếu MCV > 100 => TM do tan máu MD, nếu MCV bình thường (80 - 100) bạn có thể mắc bệnh về gan. (*)

Các chỉ số RDW, PLT, MONO trong máu tăng giảm bất thường thì có đáng lo?

2. PLT ( Platelet Cell)

Số lượng tiểu cầu

Cho biết số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu. Số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000-400.000 tiểu cầu/mm3 máu.

- Tiểu cầu có đời sống 8-12 ngày. Đổi mới sau 4 ngày.

- Là những mảnh vỡ hình đĩa mỏng, không nhân, từ tế bào chất của những tế bào megakaryocyte được tìm thấy trong tủy xương.

- Bình thường tiểu cầu trôi tự do theo dòng máu. Khi mạch máu bị đứt, những sợi colagen ở dưới lớp biểu mô bị bộc lộ và tiểu cầu sẽ kết dính tụ lại chỗ mạch đứt (do thành mạch mất điện âm không tiếp tục đẩy tiểu cầu). Tiếp đó, những tiểu cầu đang lưu thông sẽ đến kết tụ vào đó và kéo theo sự kết tụ của lớp tiểu cầu thứ 3, thứ 4... cho đến khi hình thành nút tiểu cầu (còn gọi đinh cầm máu Hayem) bịt kín chỗ tổn thương.

- Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, vì vậy Suy giảm tiểu cầu về mặt số lượng hoặc chất lượng sẽ gây ra bệnh sinh chảy máu. Nếu lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 hoặc có xuất huyết, dưới 100.000/mm3 xuất huyết nặng bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.

Tăng tiểu cầu (>500.000/mm3)

- Hội chứng tăng sinh tủy, thiếu máu thiếu sắt, sau cắt lách, tăng do phản ứng sau một số bệnh lý: ung thư di căn tủy xương, u thận, u gan...

- Tăng tiểu cầu giả tạo: do máy đếm nhầm thành TC bởi:

  • Mảnh hồng cầu vỡ hoặc hồng cầu kích thước quá nhỏ (MCV < 65 fl).
  • Mẫu máu lẫn bụi bẩn.
  • Máy nối đất không tốt gây hiện tượng nhiễu nên các xung điện nhỏ sẽ được máy ghi nhận là các tiểu cầu.

Giảm tiểu cầu

- Giảm sản xuất (suy tủy xương, bệnh máu ác tính lấn át, ung thư di căn tủy xương, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch/ITP), tăng tiêu thụ (xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu tiêu thụ).

- Đa số các trường hợp tăng sử dụng tiểu cầu dẫn đến hoạt hóa tiểu cầu, một số có liên quan đến huyết tắc. TC có nhiệm vụ tạo ra vón cục máu (Clot), TC tích tụ phía trên mảng thành một khối cứng bao quanh vành động mạch, gây ra chứng huyết khối (Thrombus), huyết khối tích tụ lâu ngày sẽ dày làm bít đường kính của động mạch và làm tắc nghẽn hoàn toàn. Bao gồm:

  • Hủy tiểu cầu/TTP dẫn tới thiếu máu giảm tiểu cầu
  • Hội chứng tán huyết - tăng urê huyết/HUS
  • Tiểu hemoglobin cực điểm về đêm/PNH
  • Đông máu nội mạch lan tỏa/DIC
  • Giảm tiểu cầu do heparin/HIT.

Giảm tiểu cầu giả tạo có thể gặp do

- Tiểu cầu tăng kết dính: lấy máu quá lâu làm hoạt hóa tiểu cầu, lấy mẫu vào ống thủy tinh làm tiểu cầu kết dính do thành ống làm hoạt hóa và kết dính tiểu cầu.

- Tiểu cầu tập trung xung quanh bạch cầu...

Các chỉ số RDW, PLT, MONO trong máu tăng giảm bất thường thì có đáng lo?

3. MONO

Là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào, phân bố đến các mô của cơ thể chờ được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. Khi MONO tăng phản ánh trường hợp nhiễm khuẩn mạn (BCC dòng mono, lao..), khi MONO & LYM cùng tăng: hướng tới Thương hàn.

Vừa rồi Lily & WeCare cùng các bạn tìm hiểu về các chỉ số RDW, PLT, MONO trong máu. Để biết chính xác các chỉ số trên, bạn hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm máu sớm nhất.(*)

Thông tin bài viết mang tính chất tổng hợp, bạn đọc nên lưu ý

Xem thêm:

  • Nắm chắc 8 chỉ số này để tự đọc kết quả xét nghiệm máu
  • Chỉ số gran trong máu là gì và ý nghĩa của các thông số liên quan

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!