Thông thường, có ba phương pháp để nhận biết trẻ đang gặp một cơn đau, bao gồm: bé tự nói cho bạn biết, bạn tự quan sát con mình hoặc bạn nhận ra cơn đau thông qua cách cơ thể phản ứng với chúng. Nói chung không có phương pháp nào trong 3 cách trên là hoàn hảo. Bởi vì các cơn đau là chủ quan, dựa theo cảm xúc, khác nhau tùy theo từng cá nhân, nên nó không thể được đo lường chính xác. Vì vậy, ba phương pháp đánh giá cơn đau trên nên được kết hợp với nhau để cung cấp cho các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ về mức độ cơn đau và con bạn bị đau như thế nào.
Con bạn có thể tự mô tả cơn đau như thế nào?
Mặc dù con bạn chủ yếu theo mô tả cơn đau theo cảm nhận và cảm xúc chủ quan của mình, những gì con nói với bạn lại là cách xác định bệnh của con tốt nhất. Chỉ có bé biết bản thân mình bị đau như thế nào. Những chấn thương nhìn thấy bên ngoài có vẻ rất nặng nhưng thực sự lại gây ít đau đớn, trong khi những chấn thương hoặc bệnh tật không thể nhìn thấy bằng mắt thường lại có thể gây đau đớn. Chỉ vì bạn không thể nhìn thấy các biểu hiện bên ngoài của cơn đau không có nghĩa là cơn đau không tồn tại.
Cơ thể bé có những phản ứng gì trước cơn đau?
Mức độ đau cũng có thể được đánh giá bằng cách quan sát phản ứng sinh lý của cơ thể. Thông thường, các cơn đau sẽ làm tăng nhịp tim, nhịp thở, đổ mồ hôi và các chỉ số đo lường khác. Tuy nhiên, mặc dù các chỉ số đo lường này có thể hữu ích khi chuẩn đoán các dấu hiệu về các cơn đau của con, nhưng các phản ứng sinh lý này có thể bị gây ra bởi những nguyên nhân khác và một số người khi đang bị đau có thể không có những thay đổi sinh lý này. Nói chung, thường thì người ta kết hợp biện pháp theo dõi các dấu hiệu sinh lý này với hai phương pháp đánh giá khác.
Bạn nên làm thế nào để giúp trẻ mô tả cơn đau?
Khi bạn để con tự mô tả cơn đau của mình, bạn nên cân nhắc và xem xét đến các yếu tố về tuổi tác, cá tính, và các yếu tố khác của con. Trẻ em chưa học nói sẽ không thể mô tả chi tiết trẻ đau như thế nào. Trẻ em có một vốn từ vựng hạn chế có thể sử dụng những từ (ví dụ như “au”) mà chỉ có cha mẹ và những người chăm sóc trẻ mới có thể hiểu được.
Một số trẻ em có thể không muốn nói về các cơn đau của mình do các áp lực xã hội và chuẩn mực văn hóa. Số khác lại được dạy rằng trẻ phải chịu đựng đau đớn và chỉ “những kẻ yếu đuối” mới khóc lóc. Những định kiến xã hội xuất hiện ở mọi nền văn hóa, mọi lứa tuổi, mọi giới tính có thể làm ảnh hưởng đến cách thể hiện và mô tả các cơn đau của con bạn.
Thông thường, khi được hỏi, trẻ thường trả lời theo xu hướng mà trẻ nghĩ rằng mọi người muốn nghe. Một đứa trẻ có thể nói tránh, nói giảm mức độ của cơn đau xuống để làm hài lòng cha mẹ hoặc người chăm sóc khác của trẻ.
Trẻ em có thể mô tả và nói giảm đi mức độ đau đớn của mình. Con bạn làm như vậy vì trẻ nghĩ rằng khi trẻ nói rằng mình bị đau nặng, trẻ sẽ phải đi khám và nằm viện, xa gia đình, xa bạn bè và xa nhà. Đây chỉ là những tưởng tượng, suy đoán của trẻ mà không có cơ sở.
Cách trẻ em được hỏi về những cơn đau của trẻ có thể dẫn dắt trẻ trả lời theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ, nếu bạn hỏi con: “Con không bị đau phải không?”. Trẻ có thể nói rằng mình không đau hoặc nói giảm đi mức độ cơn đau mà trẻ đang chịu đựng. Nếu bạn không hỏi con rằng con có đau hay không, con bạn có thể giấu đi mà không nói gì mặc dù con bạn thực sự rất đau.
Hai nguyên tắc bạn cần làm khi con đang bị đau
Thứ nhất, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một đứa trẻ đã được dạy về tầm quan trọng khi được hỏi, trẻ nên trả lời hoàn toàn trung thực, trẻ có khả năng trả lời trung thực theo cảm giác của trẻ. Ví dụ, trước khi bạn hỏi con về cơn đau, bạn nên nói với con: “Con cần phải nói với ba/mẹ biết chính xác con đau như thế nào để ba/mẹ có thể tìm cách giúp con hết đau.” Thứ hai, câu hỏi cần phải trung lập càng nhiều càng tốt, trong câu hỏi bạn hỏi trẻ không nên có bất cứ ngôn từ gợi ý trả lời theo cách này hay cách khác.
Nếu bạn đã khuyến khích con trả lời câu hỏi một cách trung thực, những phản hồi trong câu trả lời của con nên được bạn tin tưởng. Bạn nên để trẻ em nên cảm thấy trẻ là một phần trong quá trình chuẩn đoán và chữa trị các cơn đau của trẻ. Bạn phải tin tưởng vào những gì con nói và con cảm giác thấy. Điều này sẽ giúp cho trẻ và cha mẹ của trẻ cảm thấy có cảm giác kiểm soát được tình hình.
Sau khi nhận định con đang đau đến độ nào, bạn hãy tìm cách giúp con giảm đau tại đây.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!