Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng nôn nóng muốn được theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi từng ngày, từng giờ. Việc thực hiện cácxét nghiệm khi mang thai rất quan trọng vì nó giúp cho mẹ và bác sỹ nắm vững được tình hình sức khỏe của bé, đồng thời có những biện pháp can thiệp phù hợp nếu phát hiện điều gì bất thường.
1. Lần khám thai đầu tiên
Sau khi biết mình có thai, mẹ bầu nên đi khám thai để kiểm trả tuần tuổi của thai nhi. Trong lần khám thai này, bác sỹ sẽ tiến hành siêu âm 2D để kiểm tra vị trí nằm của thai nhi. Trong một số trường hợp bác sỹ có thể kiểm tra tim thai của tha nhi, tuy nhiên phải đối với những bé đã được 1-2 tháng thì mới có thể nghe được rõ ràng các mẹ nhé.
2. Siêu âm đo độ mờ da gáy
Mẹ sẽ thực hiện siêu âm này từ tuần thứ 11 – 12. Đây là siêu âm rất quan trọng để xác định nguy cơ mắc bệnh Down và các bất thường khác ở thai nhi. Nếu bỏ lỡ thời gian khám thai này và bước sang tuần 13, các chỉ số này sẽ không còn chính xác nữa.
3. Xét nghiệm Triple Test
Vào tuần thai thứ 16 – 17, bác sỹ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm Triple Test để phát hiện nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Triple là bộ 3 xét nghiệm tầm soát sử dụng máu của mẹ bao gồm có chất AFP ( protein do thai sản xuất), hCG (nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Xét nghiệm khi mang thai này không chỉ phát hiện nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể của thai nhi mà còn cho bác sỹ biết mẹ bầu có phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không.
4. Siêu âm 4D
Đây là siêu âm được thực hiện trong tuần thai thứ 22 – 24. Siêu âm 4D sẽ giúp bác sỹ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là bất thường về tim và hệ xương để từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời. Siêu âm này còn giúp bố mẹ và bác sỹ xác định chính xác giới tính của thai nhi.
Độ mờ da gáy bao nhiêu là an toàn
Khi nào mẹ bầu cần làm xét nghiệm nước ối?
Chuẩn bị đồ đi sinh vào mùa đông
Trẻ sinh non bị suy hô hấp có nguy hiểm không?
Siêu âm đầu dò có tác dụng gì?
5. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu được thực hiện trong các trường hợp cần truyền máu khi sinh nở, phát hiện Rubella, yếu tố Rh (Rh- hay Rh+), hàm lượng sắt, huyết đồ. Đây là những xét nghiệm khi mang thai tùy thuộc vào tình trạng của thai phụ chứ không phải bắt buộc.
6. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sỹ kiểm tra sức khoẻ mẹ bầu đồng thời phát hiện các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường thai kỳ thông qua xét nghiệm đo lượng protein trong nước tiểu...
7. Tiêm vaccine uốn ván
Vào tuần thứ 30 – 32, bạn sẽ được tiêm lần lượt hai mũi vaccine theo thời gian chỉ định của bác sĩ.
8. Siêu âm trước khi sinh
Trong những tuần cuối thai kỳ, trước khi sinh, mẹ bầu sẽ được tiến hành các siêu âm kiểm tra lượng nước ối, dây rốn, kiểm tra lượng oxy thai nhi nhận được, sức khỏe của bé... Tùy vào sức khỏe của người mẹ mà bác sỹ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm khác trước khi lâm bồn. Việc thực hiện các xét nghiệm khi mang thai có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, đảm bảo cho bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!