Các loại thuốc làm tăng đường máu (P2)

Cần biết - 05/10/2024

Thường khi mắc bệnh như cảm cúm, viêm khớp, đau bụng... các bệnh nhân đái tháo đường hay thấy đường máu tăng lên.

Nicotinic acid, một loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở các bệnh nhân tiểu đường cũng có thể gây tăng đường máu nhẹ. Cơ chế còn chưa được biết rõ nhưng người ta giả thiết là nicotinic acid gây đề kháng insulin, do vậy làm giảm tác dụng của insulin.

Cyclophosphamide - thuốc ức chế miễn dịch, điều trị bệnh khớp, ung thư... và các thuốc chống viêm giảm đau không phải là steroid (AINS) điều trị bệnh viêm khớp, nicotin có trong khói thuốc lá, caffein trong cà phê... qua các nghiên cứu đều có thể làm tăng đường máu nhưng rất ít và hiếm khi gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên các bệnh nhân tiểu đường đều được khuyến cáo không nên lạm dụng các thuốc này nhất là các thuốc chống viêm giảm đau (AINS), đồng thời cũng nên bỏ thuốc lá và hạn chế uống cà phê.

Các loại thuốc làm tăng đường máu (P2)

Bệnh nhân tiểu đường không nên lạm dụng các thuốc chống viêm giảm đau (AINS). (Ảnh minh họa: Internet)

Khá ngạc nhiên là thuốc dầu cá có chứa acid béo marine (omega -3 fatty acid) đôi khi được dùng để điều trị tăng triglyceride máu ở bệnh nhân tiểu đường lại cũng có thể làm tăng đường máu tuy không nhiều. Nó chỉ có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát đường máu khi dùng với liều cao mà thôi.

Các loại thuốc dưới dạng sirô, gói bột có chứa đường, thường là các thuốc giảm ho hoặc thuốc điều trị cảm cúm. Trong nhóm này có rất nhiều loại thuốc, trong thành phần của thuốc có chứa đường để tạo vị ngọt và mùi thơm nhằm giúp người bệnh dễ uống thuốc.

Ngoài ra còn một số thuốc khác như các thuốc chẹn kênh canxi điều trị THA (nifedipin, amlodipin, lacidipin) có khả năng gây tăng đường máu rất nhẹ. Khi bệnh nhân tiểu đường bị ốm cần dùng thêm thuốc mới, tuy không thể luôn chọn được loại thuốc không gây ảnh hưởng đến đường máu nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khống chế được tác dụng không mong muốn này.

Muốn vậy, các bệnh nhân tiểu đường phải có kiến thức về bệnh đái tháo đường và giữ liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường để hỏi ý kiến khi cần.

>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tiểu đường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!