Các mẹ ơi: Có nên đẻ ở Bệnh viện 103 không?

Sức Khỏe Thai Kỳ - 03/29/2024

Như các mẹ cũng biết, bệnh viện Quân Y 103 là bệnh viện huấn luyện của Học viện Quân y, bệnh viện đa khoa hạng I có một số chuyên khoa tuyến cuối của Quân đội. Là bệnh viện đa khoa vì thế cũng có khoa sản phụ, thế nhưng có rất nhiều chị em thắc mắc liệu có phải bệnh viện chuyên về xương khớp phục vụ cho quân đội không chuyên nhiều về sinh sản. Để chứng minh cho điều này Lily & WeCare sẽ cùng các chị em tìm hiểu về khoa sản phụ tại Bệnh viện Quân Y 103.

Như các mẹ cũng biết, bệnh viện Quân Y 103 là bệnh viện huấn luyện của Học viện Quân y, bệnh viện đa khoa hạng I có một số chuyên khoa tuyến cuối của Quân đội. Là bệnh viện đa khoa vì thế cũng có khoa sản phụ, thế nhưng có rất nhiều chị em thắc mắc liệu có phải bệnh viện chuyên về xương khớp phục vụ cho quân đội không chuyên nhiều về sinh sản. Để chứng minh cho điều này Lily & WeCare sẽ cùng các chị em tìm hiểu về khoa sản phụ tại Bệnh viện Quân Y 103.

Các mẹ ơi: Có nên đẻ ở Bệnh viện 103 không?

Giới thiệu về Bệnh viện Quân Y 103

Địa chỉ: số 261 Phùng Hưng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội (cách km)

Lịch làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 13:30 - 16:30 , 08:00 - 12:00

Chức năng

Thực hiện huấn luyện lâm sàng, cận lâm sàng cho các đối tượng học viên đại học, sau đại học và trên đại học ngành Y, Dược

Khám, chữa bệnh theo tuyến và khu vực cho bộ đội, các đối tượng chính sách, bảo hiểm Y tế và nhân dân; phục vụ tuyến, sẵn sàng ứng cứu đối với các vụ dịch, thảm họa, lũ lụt; đảm bảo quân y đảo Nam Yết (Trường Sa)

Nghiên cứu khoa học phục vụ cho nhu cầu phát triển cho Y học nói chung và Y học Quân sự nói riêng.

Các mẹ ơi: Có nên đẻ ở Bệnh viện 103 không?

Khoa Sản phụ tại Bệnh viện Quân Y 103

Khoa Phụ Sản Bệnh viện 103 thành lập ngày 26/3/1973, tiền thân từ khoa Ngoại chung. Trải qua 38 năm xây dựng và trưởng thành, được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Quốc phòng, Học viện Quân y, Bệnh viện 103... với sự nỗ lực học hỏi khoa học tiên tiến đến nay khoa Phụ Sản đã trở thành một địa chỉ tin cậy của bộ đội và nhân dân. Khoa có nhiệm vụ khám và tư vấn sức khỏe chuyên ngành phụ sản cho các đơn vị quân đội thuộc tuyến, các đơn vị kết nghĩa và các đối tượng khác.

Có nên đẻ ở Bệnh viện 103 không?

Để trả lời được câu hỏi có nên đẻ ở viện 103 hay không Lily & WeCare1 sẽ chia sẻ 1 số review của các chị em chia sẻ trên diễn đàn Lamchame.

Mẹ có nickname M chia sẻ

“Mình thấy sinh ở 103 các bác sĩ nhiệt tình lắm. Có điều sang nhờ bên viện bỏng nên hơi chật. Các mẹ xin ở phòng dịch vụ 200.000 đồng/ ngày, 4 người/ phòng thì sạch sẽ. Mình sinh thường nên nhập viện lúc 7h tối hôm trước mà chiều hôm sau mình xin về được rồi. À. Giờ ở Bệnh viện 103 có gói đẻ sạch 400.000 đồng. Ai cũng phải mua. Nếu sinh thường các mẹ mang ít đồ đi thôi. Khi nhập viện được phát túi này (5 bỉm người lớn, 1 áo, 1 mũ, 1 tã, 1 bịch bỉm dán boppy cho e bé) hơi đắt nhỉ. Sinh xong họ mặc đồ của viện cho bé nên k mua k được. Đưa đồ của mình vào cũng k được mặc dù mình mang đủ đồ rồi (lúc mình vào họ quên k đưa túi đẻ sạch nên khi gần sinh bảo người nhà mang đồ vào chồng mình bê cái làn vào họ k cho bảo phải gói đẻ sạch của viện). Sinh xong thì cứ gần trưa một chị y tá sẽ vào bế từng bé một đi tắm lúc ấy mới sắp đồ của mình vào một túi đưa cho chị y tá để tắm xong mặc cho e bé. Từ lúc nhập viện tới lúc sinh xong k phải mất tiền gì cả, à tiền đặt cọc ở bệnh viện thì có. Sinh xong khi họ gọi chồng vào bế vợ ra thì bảo chồng cám ơn bác sĩ luôn, sinh thường 1 triệu, sinh mổ 2 triệu. Phòng mình có một mẹ k cám ơn được cô điều dưỡng xuống nhắc 3 lần. Họ có danh sách và tích hết nên xót ai biết ngay. Chuyên nghiệp nhỉ các mẹ. Khi y tá bế con đi tắm mấy bác trong phòng cứ dúi 50k nhưng tuyệt nhiên họ k nhận đâu. Tổng chi phí sinh thường của mình hết gần 2 triệu.”

Các mẹ ơi: Có nên đẻ ở Bệnh viện 103 không?

Mẹ có nickname Gai yêu 2015 chia sẻ

“Minh mới sinh đợt cuối tháng 7. Tầm 34 tuần cũng đi làm các thủ tục. Sáng bạn tới lấy số khám, bảo với cô cho phiếu khám là làm thủ tục sinh cô ấy cho phiếu số ưu tiên. Chờ gọi mua sổ rồi chuyển lên phòng 207. Lên đó ghé vào cửa sổ bảo ngay chị y tá cho e làm thủ tục sinh thì chị ấy cho một tập các cái cần đi xét nghiệm (k phải đợi tới lượt đâu nhá). Đi lấy máu và nước tiểu đầu tiên (không nhớ số phòng nhưng chị y tá ghi rõ ngay trên đầu các xét nghiệm rồi). Sau đó bạn phi sang khu điện tim, vào ngay phòng lấy số thứ tự rồi ra ngoài đợi, tranh thủ ăn gì đi nhá. Làm xong chờ kết quả cũng mất 30 phút. Nếu lâu quá bạn vào hỏi cô trong phòng xin kết quả nhá. Cầm tờ kết quả về phòng 207 đưa cho chị y tá. Kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu chị y tá có trên máy rồi nên đưa kết quả điện tim rồi hỏi xem có kết quả xét nghiệm máu chưa. Hôm mình làm thủ tục chị ấy bạn quá mà bắt phải chiều tới lấy kết quả. Phải hôm nắng to nên mình quyết tâm cứ tý lại ra đứng cửa hỏi chị ơi của e có kết quả chưa? Hehe. Thế là chị ấy sốt ruột phải in kết quả cho mình. Cố gắng đi sớm tí. Và nếu chị y tá có yêu cầu chiều tới lấy kết quả cứ bảo nhà xa và chiều đi làm không nghỉ được.”

Qua bài viết này Lily & WeCare hi vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin để lựa chọn cho mình địa chỉ phù hợp, cũng như nhu cầu thực tế tại khu vực địa lý. Vì hiện nay tất cả các bệnh viện công đều được trang bị máy móc cũng như kĩ năng chuyên khoa đội ngũ y bác sĩ tại viện 103 rất tốt. Đảm bảo trình độ nên việc sinh đẻ tại viện được nhiều mẹ lựa chọn. Đặc biệt khu vực Hà Đông, Thanh Trì, Thanh Xuân - Hà Nội.

Xem thêm:

  • Danh sách "đồ nghề" không thể thiếu khi đi đẻ ở viện
  • 12 bước đi đẻ ở Bệnh viện phụ sản Hà Nội bất chấp đẻ thường hay đẻ mổ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!