Đây là một bệnh mạn tính phải dùng thuốc kéo dài, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để tránh tình trạng kiêng khem không hợp lý dẫn đến rối loạn điện giải và suy dinh dưỡng.
Ở Việt Nam, trẻ mắc bệnh lớn hơn trung bình là (8,7 dao động tuổi 3,5) tuổi. Bé trai thường mắc bệnh gấp 3 - 4 lần bé gái. Bệnh thường được phát hiện khi có dấu hiệu phù to và nhanh làm tăng trọng lượng 30%, đôi khi có tràn dịch màng phổi hoặc phù bộ phận sinh dục ngoài ở bé trai.
Trẻ bị hội chứng thận hư tiên phát nên cho ăn nhiều cá
Về xét nghiệm máu thì lượng đạm máu (protid) giảm nặng, mỡ và cholesterol tăng cao gấp 2 - 8 lần chỉ số bình thường.
Xét nghiệm nước tiểu có nhiều đạm lớn hơn 4g (bình thường không có). Không có tổn thương viêm thận kèm theo.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ bị hội chứng thận hư tiên phát
Do trẻ mất nhiều đạm hàng ngày qua nước tiểu nên đạm máu giảm nhiều, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng. Chế độ ăn phải bù đạm cho chuyển hóa cơ thể và số đạm trẻ mất qua nước tiểu hàng ngày nhưng không được quá nhiều sẽ dẫn đến xơ hóa cầu thận gây suy thận.
Số lượng: 1 - 1,2g đạm/1kg thể trọng + lượng đạm mất trong nước tiểu 24 giờ.
Chất lượng:Dùng đạm động vật 50 - 70%, còn lại là đạm thực vật. Nên ăn cá, thịt nạc, tôm, đậu đỗ. Trứng có nhiều cholesterol nhưng lại có nhiều lecithin là chất tham gia điều hòa cholesterol nên có thể ăn 2 quả/tuần cả lòng trắng. Ăn gạo, mỳ, khoai, củ, ăn no để đủ năng lượng.
Trẻ bị thận hư, phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng (Ảnh minh họa: Internet)
Rối loạn chuyển hóa chất béo, tăng cholesterol máu sẽ sản xuất nhiều gốc tự do gây xơ hóa cầu thận dễ dẫn đến suy thận. Nên dùng dầu cá, dầu đậu nành... có nhiều axít béo không no một hoặc nhiều nối đôi giúp điều chỉnh chuyển hóa mỡ và giảm cholesterol. Không ăn bơ, mỡ động vật, phủ tạng động vật như tim, gan, bầu dục...
Vitamin, khoáng chất và nước:Ăn nhiều rau, hoa quả để có nhiều vitamin A, B, C... và nhiều muối khoáng như selen, crom, kẽm... là những chất chống gốc tự do tuyệt vời. Nhưng khi tiểu ít thì bớt rau tươi, chuối tiêu chín để phòng tăng kali máu.
Ăn nhạt (2g muối/ngày):Vì bệnh nhân bị phù do giữ nước và muối nên phải hạn chế nước và muối. Lượng nước ăn và uống hàng ngày bằng lượng nước tiểu ngày hôm trước + 500ml. Khi hết phù và không có tăng huyết áp sẽ tăng dần độ mặn. Không ăn nhạt tuyệt đối kéo dài vì dễ làm rối loạn điện giải.
Theo dõi đáp ứng điều trị để gia giảm nước, muối và các chất dinh dưỡng.
>> Xem thêm: Chăm con ốm: Bí quyết để mẹ không ốm theo con
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!