Cách chữa vết bỏng bị phồng rộp

Tủ Thuốc Gia Đình - 05/03/2024

Những vết bỏng trên da xuất hiện khi bạn có sự va chạm với những vật có nhiệt độ nóng như: nước sôi, bô xe máy... nếu không được chữa đúng cách các vết bỏng sẽ để lại sẹo và gây mất thẩm mĩ đối với mọi người. Vậy, làm thế nào để chữ các vết bỏng phồng rộp không để lại sẹo? Lily & WeCare sẽ giúp bạn cách chưa vết bỏng phồng rộp qua bài viết dưới đây.

Những vết bỏng trên da xuất hiện khi bạn có sự va chạm với những vật có nhiệt độ nóng như: nước sôi, bô xe máy... nếu không được chữa đúng cách các vết bỏng sẽ để lại sẹo và gây mất thẩm mĩ đối với mọi người. Vậy, làm thế nào để chữ các vết bỏng phồng rộp không để lại sẹo?Lily & WeCaresẽ giúp bạn cách chưa vết bỏng phồng rộp qua bài viết dưới đây.

Cách chữa vết bỏng bị phồng rộp

1. Nguyên nhân xuất hiện vết bỏng phồng rộp

Nguyên nhân tạo ra các vết bỏng phồng rộpnày chính là do nhiệt tác động làm nóng rát làn da cùng lớp mô dưới da. Lúc này chúng phải có một phản ứng tự vệ chính là tiết dịch làm mát cấp tốc. Các vết bỏng phồng rộp được tạo ra như một lớp chất lỏng nhằm ngăn cách lớp nhiệt bên ngoài đi vào bên trong để làm giảm thiểu sự tổn thương ở da.

Ở một khía cạnh khác, khi bị bỏng, một số tế bào da của chúng ta sẽ bị chết đi, làm giải phóng ra các chất trung gian hóa học của viêm. Những chất này kích thích giãn mạch khoanh vùng lại vết bỏng. Do vậy dịch thoát ra bên ngoài và tạo ra nốt phỏng. Cách chữa vết bỏng bị phồng cũng rất khác đối với những vết bỏng bình thường.

Cách chữa vết bỏng bị phồng rộp

2. Cách chữa vết bỏng bị phồng như thế nào?

Bị bỏng là một điều không ai mong muốn, nhưng nếu điều này xảy ra bạn cũng nên bình tĩnh và làm theo các bước sau:

- Ngâm vùng bị bỏng vào trong nước lạnh trong vòng 30 phút để làm mát vết thương. Sau đó dùng bông tiệt trùng để thấm khô vết thương rồi bôi một lớp mỏng mỡ kháng sinh để làm chống nhiễm trùng, sau đó băng lỏng vết thương lại.

- Khi xuất hiện vết phồng rộp, vệ sinh nhẹ nhàng chỗ bỏng phồng rộp bằng nước muối pha loãng, thấm khô vết thương và bôi kem kháng khuẩn. Lặp lại hàng ngày đến khi vết bỏng tự tiêu.

Ngoài ra, để làm mát vết bỏng nhanh chóng bạn có thể đắp phần thịt của lá nha đam lên chỗ bỏng hàng ngày. Những hợp chất kháng viêm bên trong lá nha đam tươi còn có thể ngăn các loại vi khuẩn xâm nhập giúp vết bỏng nhanh lành, tái tạo tế bào và giảm thiểu gây sẹo.

Còn nếu vết bỏng bị phồng rộp, bạn dùng một ít lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi trộn với một ít rượu gạo 40 độ, lấy nước cốt. Sau đó bạn dùng khăn sạch hoặc một miếng vải để thấm lấy nước cốt này rồi đắp lên trên chỗ phồng nước. Bạn nên thực hiện nhiều lần trong ngày thì vết phồng rộp nhanh xẹp xuống đồng thời giảm bớt đau rát cho vết thương.

Sau khi đã thực hiện xong các công việc trên, bạn dùng một miếng băng gạc băng vết phồng lại để tránh những va chạm làm vỡ nước. Thông thường, các vết phồng rộp do bỏng sẽ tự khỏi sau vài ngày tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách thì sẽ gây nhiễm khuẩn làm vết thương càng kéo dài hơn thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn.

Cách chữa vết bỏng bị phồng rộp

Tuy nhiên, cách trên trên chỉ được áp dụng cho những trường hợp vùng bỏng nhẹ. Còn những trường hợp bỏng nặng bạn cần sơ cứu rồi đến những cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được chữa trị đúng cách. Với các vết bỏng, các bác sĩ khuyên dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo giúp vết phỏng nhanh lành và hạn chế tối đa việc để lại sẹo và vết thâm, hơn nữa không gây khó khăn trong việc vệ sinh và thay băng gạc.

Lưu ý: Nếu chỗ phồng rộp chảy ra nước có mùi hôi, vết phồng bất thường (đau, đỏ, lan rộng, lâu lành da...) thì vết phồng đã bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.

Lily & WeCare hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết cách chữa vết bỏng bị phồng rộp an toàn và hiệu quả.

Xem thêm:

  • Nên rửa vết thương bỏng bằng gì?
  • Hướng dẫn cách xử lý vết bỏng bị vỡ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!