Cách điều trị bệnh trĩ tốt nhất là gì? Mời bạn khám phá những phương pháp cực đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
Bạn bị trĩ và cảm thấy cực kỳ khó chịu hay đau đớn? Đừng lo, vì bạn không cần phải đến bệnh viện kiểm tra, chữa trị để làm dịu cơn đau hay xin ý kiến về các biện pháp khắc phục lâu dài để giúp tình trạng bệnh không trở nên tồi tệ hơn.
Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn tránh bị táo bón, dễ bài tiết hơn, đồng thời cũng giúp phòng ngừa bệnh trĩ.
Làm dịu cơn đau và ngứa ngáy
Tắm bằng nước ấm
Bạn nên ngâm mình trong bồn tắm chứa nước ấm trong khoảng 15 phút, thực hiện như vậy đều đặn 2–3 lần mỗi ngày và sau mỗi lần đi nặng. Nếu bạn muốn rửa sạch vùng hậu môn, bạn có thể sử dụng loại xà bông không mùi nhưng tuyệt đối không được chà xát mạnh.
Vỗ mông nhẹ nhàng để lau khô. Thậm chí bạn có thể sử dụng chế độ thổi mát của máy sưởi đến mông nếu điều này làm bạn cảm thấy tốt hơn.
Ngoài ra, còn có một loại “bồn tắm ngồi” đặc biệt có thể đặt trực tiếp vào bồn vệ sinh giúp người mắc bệnh trĩ đại tiện dễ dàng hơn.
Cọ xát nhẹ để thư giãn
Khăn lau hoặc các loại kem chiết xuất từ nước cây phỉ (witch hazel) được bày bán sẵn ở các hiệu thuốc có thể giúp làm dịu cơn đau và ngứa ngáy mà không gây phản ứng phụ. Một điều lưu ý dành cho bạn là không nên sử dụng loại khăn lau hay kem có chứa hydrocortisone liên tục hơn một tuần khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Làm lạnh
Bạn nên đặt một túi đá nhỏ lên chỗ bị trĩ vài lần trong ngày. Một túi đá sẽ giúp giảm đau và giảm sưng trong một thời gian ngắn.
Dùng một số loại thuốc giảm đau
Các loại thuốc bày bán sẵn ở hiệu thuốc như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen có thể giúp điều trị cơn đau.
Không làm xước da
Bạn cần tránh làm xước hoặc trầy vùng da bị tổn thương để không gây kích ứng và làm tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn.
Chọn loại quần lót mềm mại
Bạn nên mặc loại quần lót thoải mái và rộng rãi để giữ vùng bị trĩ khô thoáng, không ẩm ướt, vì điều này có thể gây ra bệnh trĩ.
Tập cho bản thân có thói quen vệ sinh tốt
Hạn chế thời gian ngồi trên bệ toilet
Nếu bạn vẫn chưa đi nặng được sau vài phút ngồi toilet thì đừng chờ đợi hoặc cố ép buộc hay miễn cưỡng bản thân đi đại tiện. Thay vào đó, hãy tập cho bản thân một thói quen đi vệ sinh vào cùng một thời điểm trong ngày.
Chùi rửa nhẹ nhàng
Nếu giấy vệ sinh bạn đang dùng gây rát da, hãy thử làm ẩm nó trước. Bạn cũng có thể sử dụng khăn ướt, bông gòn hay loại khăn không chứa cồn dành cho trẻ em.
Không cố nín nhịn khi có nhu cầu “đi ngoài”
Bạn không nên nín nhịn khi cảm thấy có nhu cầu “đi ngoài”. Phân sẽ tích tụ lại thành khối, cứng, khiến bạn đi ngoài khó khăn hơn. Tốt nhất bạn nên đi đại tiện càng sớm càng tốt ngay sau khi cảm thấy bụng mình đang “báo hiệu”.
Thử đi vệ sinh theo tư thế squat
Bạn có thể đặt thêm một cái ghế nhỏ hoặc một chồng sách dưới chân để nâng cao đầu gối khi bạn ngồi trên bồn vệ sinh. Tư thế squat này dẫn đến sự thay đổi vị trí của các chuyển động bên trong cơ thể, khiến sự đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.
Phần 2 sẽ giới thiệu cho bạn một số mẹo nhỏ để phòng ngừa bệnh trĩ, đừng quên đón đọc bạn nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Thuốc Alaxan: Những điều bệnh nhân đau xương khớp nên biết
- Các câu hỏi thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân Parkinson
- Chạy bộ khi bị hen suyễn có nên hay không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!