Vảy nến là một căn bệnh da liệu khá phổ biến. Vảy nến không nguy hiểm tới tính mạng, không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng đặc biệt khó chịu. Điều tồi tệ nhất là căn bệnh này vô cùng khó chữa, có những người cả đời sống chung với vảy nến mà không có cách nào loại bỏ căn bệnh này.
Trầm cảm vì bệnh da liễu
Khi mắc bệnh ai cũng sẽ sợ hãi, cảm thấy mệt mỏi, dù đó là bệnh đơn giản như cảm cúm hay có thể gây chết người như ung thư, cũng có thể là bệnh không gây nguy hiểm gì như bệnh vảy nến. Tôi phát hiện mình mắc vảy nến trong một lần chơi thể thao ở trường đại học. Quá trình điều trị của tôi kéo dài nhiều năm nhưng không hiệu quả. Những vết sần sùi trên da lan rộng khiến tôi mặc cảm hơn. Những bộ váy trước đây thường mặc bị tôi cất kỹ trong tủ. Lúc nào cũng quần áo “kín cổng cao tường” để che đi mảng vảy nến ở cẳng chân và hai cùi chỏ tay. Từ một cô gái hoạt bát tôi trở nên tự ti với chính mình và dần thu hẹp các mối quan hệ lại. Có thời kỳ cả tuần tôi chỉ ru rú trong nhà, việc lên giảng đường cũng trở nên thất thường vì ngại ngùng. Tôi tự hiểu rằng mình đang bị rơi vào tình trạng trầm cảm và có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thật sự nếu không tìm ra cách điều trị bệnh vảy nến.
Cuộc chiến điều trị bệnh vảy nến của cô gái trẻ
Khi tôi phát hiện ra mình bị vảy nến, nó chỉ là một mảng nhỏ ở cẳng chân, nổi mẩn đỏ và hơi ngứa, khi gãi thì những mảnh da bong lên. Tôi không quá để ý đến mảng ngứa này cho tới khi nó lan rộng dần ra, những vảy trắng nhiều hơn và da chân trở nên sần sùi. Lúc này tôi mới lo lắng và đi mua thuốc về bôi nhưng lại không đi khám chuyên khoa. Dược sĩ chuẩn đoán tôi bị vảy nến và bán cho tôi một tuýp thuốc Beprosazone yêu cầu bôi mỗi ngày. Tôi bôi thuốc liên tục một tuần thì thấy giảm ngứa, hết mẩn đỏ và mảng trắng cũng bớt đi. Suy nghĩ chắc không sao nữa nên tôi không mua thêm tuýp khác mà ngừng thuốc. Vài tuần sau vùng da đó lại tái lại bệnh, tiếp theo đó là vùng cùi chỏ bị lây bệnh. Và tốc độ lây lan nhanh hơn khiến tôi choáng váng. Tôi bắt đầu tìm đến các bệnh viên chuyên khoa để khám bệnh và điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên cũng như lần mua thuốc điều trị, khi tôi dùng thuốc thì bệnh giảm, ngừng thuốc bệnh lại tái diễn và nặng hơn lần trước.
Khỏi bệnh nhờ bài thuốc đơn giản
Liên tục hai năm ròng rã đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ và cả những phòng khám tư nhưng không có hiệu quả khiến tôi khổ sở và ngày càng rụt sâu hơn vào vỏ ốc. Nhưng tôi vẫn không từ bỏ quá trình tìm kiếm cách điều trị bệnh vảy nến, hay chính xác là tôi không dám từ bỏ việc điều trị bệnh. Tôi chính thức tìm được cách thức điều trị bệnh vảy nến tốt nhất khi nghe bạn thân khuyên tìm thuốc đông y để chữa. Tìm thông tin trên mạng tôi nghe nói cây sâm đại hành điều trị bệnh vảy nến khá hiệu quả nên thử áp dụng. Ở thành phố khó tìm cây này nên tôi tìm đến các tiệm thuốc Đông y mua từng miếng củ đã cắt nhỏ và phơi khô. Khi đem về nhà tôi đem sắc đặc và uống ngày ba lần. Cùng với việc uống thuốc tôi cũng đun củ sâm đại hành thành nước loãng để rửa vết ngứa mỗi ngày hai lần, đôi lúc tôi còn dùng nước này để tắm.
Bị tróc da ở cánh mũi là bệnh gì?
Đối phó với bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh
Sùi mào gà có phải là bệnh da liễu hay không?
Bệnh da liễu thường gặp ở nam giới
Top 4 bác sỹ giỏi về điều trị da liễu cho trẻ ở TP.HCM
Liên tục điều trị bệnh vảy nến hơn hai tháng bằng cách này tôi thấy các mảng vảy tiêu biến, những vết mẩn ngứa cũng khô lại. Tôi dừng rửa nước nhưng vẫn đều đều đun nước sâm đại hành để uống, sau khi uống ba tháng thì tôi ngừng thuốc hẳn.
Tiếp đó khoảng một tháng tôi vẫn theo dõi những vùng ngứa trước kia nhưng không thấy tái lại bệnh. Tôi thay thế những chiếc áo tay dài bằng áo thun ngắn trẻ trung vì giờ không cần phải che những vết vảy nến trên tay nữa. Tôi ăn nghỉ đúng giờ, thường xuyên vệ sinh thân thể, hạn chế tắm xà phòng mà quay sang sử dụng các loại nước đun từ lá trà xanh. Tiếp tục khoảng sáu tháng từ khi ngừng uống thuốc bệnh vẫn không tái diễn lại, có vẻ như sâm đại hành là phương pháp điều trị bệnh vảy nến khá hợp khi áp dụng trên thân thể tôi. Hiện tại tôi vẫn đang theo dõi tiếp, kèm theo đó tôi cũng áp dụng các biện pháp phòng bệnh để vảy nến không có cơ hội quay trở lại lần nữa.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!