Để điều trị căn bệnh thoái hóa khớp, hiện nay đông y có rất nhiều bài thuốc mang lại tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng đau đớn cho bệnh nhân, duy trì chức năng vận động và hạn chế tối đa những biến chứng do quá trình thoái hóa khớp gây ra.
Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính thường gặp nhất ở người trung niên và người cao tuổi. Theo thời gian, các chức năng của khớp trên cơ thể con người sẽ dần bị suy yếu, khiến cho tính chất đàn hồi và chịu lực của sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp tại các vị trí cột sống, gối và gót dần mất đi và rối loạn. Điều này mang tới hệ quả là người bệnh có thể gặp phải các cơn đau buốt thường xuyên trong quá trình vận động.
Không chỉ gặp ở người lớn tuổi, thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra đối với bệnh nhân có các dị tật bẩm sinh, bệnh nhân gặp phải các chấn thương về xương khớp, lao động nặng nhọc hoặc có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.
Nếu không sớm được phát hiện và chữa trị, người bệnh mắc thoái hóa khớp sẽ mất dần khả năng cử động cơ bản, dẫn tới tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng các phương thuốc để làm giảm triệu chứng đau đớn cho bệnh nhân, duy trì chức năng vận động và hạn chế tối đa những biến chứng do quá trình thoái hóa khớp gây ra.
Cách điều trị hiệu quả
Trong tây y
Trong tây y, đối với những trường hợp nhẹ, đang ở giai đoạn đầu của bệnh và chưa có các biến chứng nặng nề cho sức khỏe, các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kết các loại thuốc như thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc chống viêm Etoricoxia, Diclofenac, Celecoxib...Thuốc bôi trơn giảm đau sưng cơ khớp Voltaren Emugel cùng các loại thuốc tiêm và thuốc ức chế khả năng thoái hóa của cơ xương khớp. Ngoài ra nhiều trường hợp người mắc thoái hóa khớp cũng sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc để chữa bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, những bệnh nhân mắc thoái hóa khớp cũng có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu để làm giảm đau và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa diễn biến xấu. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng là chiếu hồng ngoại, chườm nóng, tắm suối khoáng, tắm bùn, xoa bóp, sử dụng các dụng massage chuyên dụng.
Riêng với các trường hợp thoái hóa khớp nặng, gây dị dạng khớp và khiến người bệnh mất khả năng vận động, tây y sẽ có chỉ định phẫu thuật nội soi tái tạo xương, rửa khớp, cấy ghép sụn hoặc thay khớp giả để cải tạo các vùng khớp đã thoái hóa, giúp cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên phương pháp này thường đòi hỏi một khoản chi phí cao với thời gian hồi phục sau phẫu thuật lâu dài và tốn kém.
Trong đông y
Trong đông y thoái hóa khớp được quy vào chứng tí và và chứng tích bối thống với mục tiêu điều trị chủ yếu là giúp thông kinh, hoạt lạc, bổ can thận, khí huyết, khu phong, trừ thấp, tán hàn.
Các vị thuốc thường được sử dụng trongđiều trị thoái hóa khớpbao gồm phụ tử, nhục quế, kỷ tử, cam thảo, sơn thù, độc hoạt, ngưu tất, phòng phong, đỗ trọng, quế chi, khương hoàng, ba kích, long nhãn, mộc hương, hoàng kỳ...
Ngoài các bài thuốc trên, người bệnh cũng cần kết hợp với phương pháp châm cứu và xoa bóp bấm huyệt tại các vị trí phù hợp để tăng cường hiệu quả cho bài thuốc cũng như giúp các khớp xương khi cử động dễ chịu và đỡ đau hơn.
Phòng tránh tái phát
Để phòng tránh sự gia tăng của tình trạng thoái hóa khớp, tốt nhất là người bệnh nên có chế độ sinh hoạt và vận động lành mạnh để giúp duy trì khả năng vận động của các khớp xương một cách trơn tru nhất. Người bệnh cũng cần bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, canxi vào trong bữa ăn hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây. Song song với đó cần phân bổ liều lượng thực phẩm sao cho hợp lý để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh thừa cân béo phì, tạo thêm áp lực cho các khớp xương.
Duy trì chế độ tập luyện thể dục lành mạnh bao gồm các bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe như bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh, đi xe đạp, yoga để nâng cao sức khỏe và giúp các khớp xương dẻo dai hơn. Hạn chế lao động bê, vác nặng nhọc các đồ vật cồng kềnh, leo trèo, hoạt động mạnh tạo áp lực lên các khớp xương, gây đau đớn và làm gia tăng tình trạng thoái hóa khớp.
Ngoài ra người bệnh cũng nên thường xuyên tới khám tại các trung tâm y tế, cơ sở khám bệnh hoặc bệnh viện để theo dõi sức khỏe để sớm phát hiện những triệu chứng bất thường của tình trạng thoái hóa khớp, ngăn chặn kịp thời khả năng tiến triển của bệnh.
Bên cạnh việc tập luyện và có chế độ dinh dưỡng sinh hoạt lành mạnh, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc tây y hoặc đông y để phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp tái phát. Các loại thuốc tây y dùng để phòng ngừa thoái hóa khớp điển hình như Glucosamin, omega, cholagen...Còn trong đông y, các thầy thuốc thường sẽ chỉ định một số vị thuốc có tác dụng bồi bổ can thận, mạnh xương cốt để phòng ngừa thoái hóa khớp như như đỗ trọng, ngưu tất, gừng tươi, thục địa...
Hi vọng rằng những thông tin vừa rồi đã giúp ích cho các bạn có được những hiểu biết hữu ích trong việc điều trị căn bệnh thoái hóa khớp bằng phương pháp đông y cũng như phòng ngừa sự tái phát của tình trạng bệnh.
Bài viết được Bác sĩ Đông Y bảo trợ thông tin
Thu Phương
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!