Nhiệt miệng là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bị nhiệt miệng tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng của mẹ và bé nhưng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống sinh hoạt của mẹ, khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu và đau. Vì mang bầu nên chị em hạn chế uống thuốc tây khi bệnh không nghiêm trọng, vì thế nhiều câu hỏi đặt ra mẹ bầu cần chữa nhiệt miệng như thế nào mà không cần dùng thuốc?
Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi mang thai
Khi phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi diễn ra trong cơ thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.Nhiệt miệng có thể xảy ra đối với bất kì bà bầu nào trong chu kì mang thai. Và những nguyên nhân chủ yếu là: thay đổi nội tiết tố, thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, kẽm..., stress, hệ miễn dịch kém, ăn uống không hợp lí, ăn nhiều đồ nóng, cay...
Dấu hiệu của chứng nhiệt miệng
Nhiệt miệng có biểu hiện rõ rệt như các vết lở trắng hoặc hơi vàng xuất hiện trong miệng, ngoài ra còn dấu hiệu: sốt, ngứa ngáy trên da, nóng rát vùng lưỡi và miệng, ngủ li bì
Các mẹ bầu cần chú ý nếu vết lở xuất hiệ trên 2 tuần mà chưa khỏi thì cần phải được điều trị để tránh nhiễm khuẩn nặng hơn và các chuyên gia có thể khám để biết đằng sau nhiệt miệng còn là bệnh khác không.
Các dạng nhiệt miệng khác nhau
Nhiệt miệng thông thường
Là loại nhiệt miệng phổ biến nhất, vết lở xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng. Có thể thấy xuất hiện nhiều vết loét cùng một lúc. Những vết loét này có thể tự biến mất trong vòng 10 ngày .
Nhiệt miệng sâu
Là một dạng của nhiệt miệng thông thường nhưng vết loét lớn hơn và sâu hơn. Các vết loét xuất hiện ở phần lưỡi và sàn miệng, ngoài ra cũng có thể chúng xuất hiện ở bề mặt của lưỡi, mặt sau của cổ họng trong một số trường hợp. Nhiệt miệng sâu thường mất nhiều thời gian để điều trị.
Lở miệng dạng Herpetiform
Là sự xuất hiện của những đám vết lở nhỏ tạo thành một tổn thương, vết thương sẽ lành trong khoảng 15 ngày và để lại sẹo.
Lở miệng dạng Herpetiform.
Các cách điều trị nhiệt miệng cho bà bầu không cần dùng thuốc
Súc miệng bằng nước muối: Muối là thực phẩm có tính sát trùng nhẹ, giúp mẹ bầu có thể tiêu diệt bớt những vi trùng có hai xung quanh vết lở. Bạn pha nước muối loãng để súc miệng nhiều lần trong ngày sau một thời gian sẽ đem lại hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống đủ nước
Để giữ nước cho cơ thể, bạn nên uống thật nhiều nước mỗi ngày. Nước không những tốt cho sức khỏe mà còn có thể điều trị nhiệt miệng rất tốt.
Dầu dừa
Dầu dừa là một tinh dầu khá tốt, có thể điều trị được nhiều vấn đề , nó có thể giúp giảm nhiệt miệng. Bạn hãy đắp một ít dầu dừa lên vết lở. Bạn có thể trộn cùng với sáp ong để tránh bị trôi đi. Sau vài lần bôi bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt của nó.
Mật ong
Mật ong cũng là thực phẩm dùng để điều trị khá nhiều bệnh lại tương đối an toàn với phụ nữ mang thai. Trước khi sử dụng mật ong bạn cần súc miệng sạch sẽ bằng nước ấm, sau đó bôi trực tiếp mật ong lên vết lở. Bạn làm một vài lần trong ngày và sau một khoảng thời gian ngắn vết thương sẽ nhanh chóng khỏi.
Mật ong có tính sát khuẩn cao.
Chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam
Mách bạn những "thần dược" kích thích tóc mọc nhanh
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng an toàn
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
Virus tay chân miệng tồn tại bao lâu?
Nước cam, chanh
Trong cam và chanh chứa rất nhiều Vitamin C nên có khả năng tang cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên uống một ly nước chanh hoặc cam mỗi ngày để trị nhiệt miệng, nhưng không được uống khi đang đói.
Cách phòng tránh nhiệt miệng khi mang thai
Bạn cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Ngoài ra bạn cần tang cường ăn các loại trái cây giàu vitamin C, chất xơ... Nó không chỉ đẹp da mà còn tốt cho cơ thể.
Han chế ăn các thực phẩm chiên, xào sẽ gây ra thiếu nước, không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!