Cách điều trị viêm phế quản ho nhiều cho trẻ cực hữu hiệu mà mẹ nên biết

Kiến Thức Y Học - 01/12/2025

Khi trẻ bị viêm phế quản và ho nhiều thì mẹ nên lưu ý và tìm cách điều trị , tránh để bị nặng thêm và xảy ra biến chứng không mong muốn. Lily & WeCare giới thiệu tới các mẹ cách điều trị viêm phế quản ho nhiều cho trẻ cực hiệu quả như dưới đây để mẹ tham khảo.

Khi trẻ bị viêm phế quản và ho nhiều thì mẹ nên lưu ý và tìm cách điều trị , tránh để bị nặng thêm và xảy ra biến chứng không mong muốn.Lily & WeCare giới thiệu tới các mẹ cách điều trị viêm phế quản ho nhiều cho trẻ cực hiệu quả như dưới đây để mẹ tham khảo.

Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là khi các lớp niêm mạc, các ống phế quản bị sưng lên, viêm nhiễm, phù nề và gây hiện tượng ho ở trẻ. Khi trẻ ho, đờm nhầy được đẩy ra khỏi phổi và bệnh có thể trỏ thành cấp tính hoặc mạn tính. Khi bị viêm phế quản, trẻ có nhiều triệu chứng nhưng thường thể hiện qua việc ho nhiều bởi chất nhầy trong phổi được đẩy lên phế quản nhiều nên hiện tượng ho là để đẩy những chất nhầy đó ra bên ngoài. Khi chất nhầy, đờm tăng lên sẽ khiến trẻ bị khó thở, cổ họng có hiện tượng đau rát hoặc muốn ho nhiều hơn. Khi trẻ nói chuyện nhiều sẽ kích thích các cơn ho đến nhiều hơn.

Cách điều trị viêm phế quản ho nhiều cho trẻ cực hữu hiệu mà mẹ nên biết

Ngoài ra, trẻ sẽ còn gặp một số triệu chứng như:

- Bị sốt nhẹ, đau rát họng, hắt hơi... đối với những trẻ mới bị.

- Bị mất tiếng, ho nhiều, ho khan, sốt cao, ho ra máu, đờm có màu trắng đục hoặc vàng... đối với những trẻ bị bệnh nặng.

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản gồm có: Ở thể cấp tính, có đến 90% trẻ bị viêm phế quản cấp tính là do virus tấn công, 10% là do vi khuẩn. Ở thể mạn tính: Do sức khỏe của trẻ yếu, khi tiếp xúc với sự thay đổi của thời tiết, môi trường sống không phù hợp đã dẫn đến những hiện tượng này.

Chữa viêm phế quản ho nhiều cho trẻ bằng cách nào?

Khi trẻ bị viêm phế quản, mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian như dưới đây:

Bài thuốc chữa viêm phế quản ho nhiều cho trẻ bằng gừng và mật ong

Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm và có tác dụng điều trị cảm cúm, cảm lạnh và ho. Còn mật ong lại có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng giảm đờm, giảm khan tiếng và giảm chất nhầy trong phế quản. Mẹ chỉ cần lấy 500gr gừng đã rửa sạch, giã thật nhuyễn và cho vào túi vải, chắt lấy nước rồi hòa cùng 5 thìa cà phê mật ong, khoảng 200ml nước ấm. Sau đó cho trẻ uống ngày 3 lần để mang đến hiệu quả cao.

Bài thuốc chữa từ chanh và mật ong

Mẹ chỉ cần vắt 1 quả chanh vào khoảng 200ml nước ấm, sau đó cho thêm 3 thìa cà phê mật ong vào rồi khuấy đều lên, cho trẻ uống ngày 3 cốc sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Nếu như đã áp dụng những phương pháp điều trị viêm phế quản ho nhiều cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian như trên mà bé vẫn không đỡ, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu như bé đã từng có tiền sử hen suyễn, ho nhiều mà không đỡ từ 7 – 10 ngày; bé thở khò khè, hơi thở ngắn hoặc gặp những vấn đề với việc hít thở. Mặc dù là lành tính nhưng với những trẻ dưới 2 tháng tuổi và trẻ sinh non sẽ có triệu chứng không rõ ràng trong khi bệnh lại rất nặng thế nên bố mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu như trẻ bú kém, bỏ bú, bị sụt cân, nôn trớ hay tiêu chảy...

Cách điều trị viêm phế quản ho nhiều cho trẻ cực hữu hiệu mà mẹ nên biết

Nếu như trẻ ho và thở khò khè kéo dài, không biến mất thì bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống lại hen suyễn trong thời gian ngắn hạn. Bác sĩ sẽ kê các toa thuốc kháng sinh nếu như trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn mà gây nên viêm phế quản. Thế nhưng, khi trẻ bị viêm phế quản do một loại virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có chút tác dụng nào.

Ngoài ra, để chữa viêm phế quản ho nhiều cho trẻ, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm mỗi ngày để ngừa tắc nghẽn sung huyết; không nên cho bé tiếp xúc với không khí bụi bẩn và khói thuốc; không nên ủ bé quá kín, cho bé mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi; khi trẻ sốt cao trên 38 độ thì cho trẻ uống bổ sung acetaminophen hay ibuprofen hạ sốt; cho trẻ ăn những thức ăn lỏng và dễ tiêu, không ép trẻ ăn nhiều. Thế nhưng, nếu trẻ có biểu hiện quá nặng thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị .

Xem thêm:

  • Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm như mẹ nghĩ?
  • Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!