Tuyệt chiêu trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả

Bí quyết sống khỏe - 03/29/2024

Nghẹt mũi là tình trạng khiến không ít người khổ sở vì phải chịu đựng cảm giác không thể thở một cách thoải mái. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi tình trạng này bằng cách trị nghẹt mũi bằng tỏi.

Nghẹt mũi là tình trạng khiến không ít người khổ sở vì phải chịu đựng cảm giác không thể thở một cách thoải mái. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi tình trạng này bằng cách trị nghẹt mũi bằng tỏi.

Viêm mũi thường gây nhiều triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày. Có khá nhiều biện pháp giúp cải thiện dành cho người lớn và trẻ nhỏ. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giới thiệu các mẹo nhỏ trị nghẹt mũi bằng tỏi bạn có thể tham khảo.

Vì sao nên dùng tỏi để trị nghẹt mũi?

Tìm hiểu nguyên nhân của nghẹt mũi sẽ giúp bạn hiểu được cách chữa trị. Thông thường mũi là nơi làm ấm và lọc bụi của dòng khí hít vào cơ thể. Tuy nhiên khi mũi bị viêm, nó sẽ sưng lên, làm tăng tiết nhầy và làm nghẹt.

Bạn có thể trị nghẹt mũi bằng tỏi vì những ưu điểm sau:

  • Tỏi có chứa chất kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm, giúp cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh trên. Trong tỏi, allicin và scordinin là hai chất giữ vai trò trên.
  • Tỏi giúp giảm hiện tượng viêm và sung huyết, giảm tiết nhầy, nhờ vậy mũi bạn sẽ thông thoáng hơn và giảm nghẹt.
  • Tỏi có nhiều vitamin C, vài enzyme, selen, sulfur và những vi chất khác có lợi cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh.
  • Tính kháng viêm của tỏi còn giúp giảm sưng và đau của mũi.

Cách trị nghẹt mũi bằng tỏi

Dù không có dữ liệu cụ thể nào về số lượng tỏi bạn cần dùng để trị nghẹt mũi nhưng bạn có thể dùng 3 – 5 tép tỏi mỗi ngày nhưng không dùng quá 10 ngày.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ trị nghẹt mũi bằng tỏi mà bạn có thể tham khảo:

1. Xông hơi với tỏi

Xông hơi với tỏi có tác dụng cao trong việc làm thông thoáng đường hô hấp, bạn chỉ cần:

  • Đun nước sôi lượng vừa đủ
  • Trong khi đun nước sôi, thêm vào 3 – 5 tép tỏi giã nát
  • Để sôi vài phút rồi nhấc khỏi bếp
  • Cúi người về phía nồi nước sôi, đừng gần quá để tránh bị bỏng
  • Hít hơi nước bốc lên thật sâu và thở đều trong vài phút
  • Thực hiện 2 lần một ngày để giảm nghẹt mũi
  • Xông hơi tỏi trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn.

2. Tỏi và nghệ

Tuyệt chiêu trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả

Nghệ có tính kháng khuẩn, do đó trị nghẹt mũi bằng tỏi kết hợp với nghệ cũng sẽ đem lại kết quả tốt. Bạn có thể làm theo công thức sau:

  • Đầu tiên, để nồi lên bếp với lửa nhỏ
  • Thêm 1 cốc nước vào và đun với lửa vừa
  • Thêm 2 – 4 tép tỏi vào nước sôi và đun trong 2 – 3 phút
  • Thêm 1/2 thìa súp bột nghệ và khuấy đều
  • Tắt bếp và đổ hỗn hợp vào cốc
  • Uống hỗn hợp trên để trị nghẹt mũi
  • Thường xuyên uống hỗn hợp tỏi và nghệ sẽ giúp bạn giảm triệu chứng.

3. Tỏi và nước cà chua

Phương pháp này không chỉ giảm nghẹt mũi và còn giúp phục hồi lớp nhầy trong khoang mũi:

  • Đổ 1 cốc nước cà chua vào nồi và đun sôi trong vài phút
  • Thêm 1 thìa súp tỏi băm nhỏ, 1 thìa súp nước cốt chanh, 1/2 thìa cà phê tương ớt và một nhúm muối
  • Trộn đều và để hỗn hợp sôi trong vài phút
  • Tắt bếp và đổ hỗn hợp vào ly
  • Uống hỗn hợp trên khi còn ấm
  • Lặp lại 2 lần mỗi ngày để giảm viêm mũi nhanh chóng.

4. Hít tỏi

Quá trình này giúp giảm viêm sưng mũi, nhờ đó bạn dễ thở hơn.

  • Thêm 4 – 6 tép tỏi vào 1/2 cốc nước
  • Để yên trong 7 – 10 phút
  • Giã nhuyễn tỏi tạo thành hỗn hợp sệt
  • Để tỏi nhuyễn gần mũi bạn và hít thở sâu
  • Lặp lại việc này vài lần
  • Thực hiện đều đặn sẽ giúp bạn nhanh hết nghẹt mũi

4. Tỏi và mật ong

Mật ong cũng có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng khó chịu:

  • Giã nhuyễn 3 – 5 tép tỏi
  • Thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong vào và trộn đều
  • Ăn hỗn hợp trên trước bữa ăn, lặp lại đều đặn cho đến khi hết nghẹt mũi.

5. Tỏi, mật ong và dầu ô liu

Tuyệt chiêu trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả

Sự kết hợp của 3 thành phần trên sẽ giúp bạn giảm triệu chứng viêm cùng những vấn đề khác như cảm lạnh và cảm cúm. Công thức gồm có:

  • Lột vỏ 3 – 4 tép tỏi, giã nhuyễn
  • Để ngoài không khí 15 phút để kích hoạt enzyme allicin
  • Thêm một chút mật ong và dầu ô liu vào hỗn hợp tỏi giã nhuyễn và trộn đều
  • Cho hỗn hợp vào bánh mì để ăn
  • Lặp lại đều đặn để giảm nghẹt mũi.

6. Tỏi, dầu ô liu và muối biển

Nếu muốn ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan và giảm hiện tượng chảy nước mũi đi kèm với nghẹt mũi, bạn có thể:

  • Lột vỏ, giã nhuyễn 2 tép tỏi
  • Thêm vài giọt dầu ô liu và một ít muối biển (sea salt) vào
  • Trộn đều và ăn đều đặn để giảm viêm và nhanh hết nghẹt mũi.

7. Nước ép tỏi

Sử dụng nước ép tỏi hằng ngày không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp ngăn ngừa viêm mũi. Bên cạnh đó, nước ép tỏi còn giúp trị các vấn đề về hô hấp khác như viêm phế quản, lao và nhiều vấn đề khác. Thay vì mua nước ép tỏi, bạn có thể tự làm tại nhà bằng cách sau:

  • Lột khoảng vài trăm tép tỏi
  • Xay nhuyễn các tép tỏi trên
  • Cho tỏi xay nhuyễn vào bọc vải và vắt lấy nước
  • Cho nước ép tỏi vào ly đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh
  • Thêm 1/2 thìa cà phê nước ép tỏi vào salad để tăng hương vị và tăng lợi ích cho sức khỏe.

8. Trà tỏi

Tuyệt chiêu trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả

Trà tỏi sẽ giúp bạn giảm đau đầu, nghẹt mũi và nhiều triệu chứng khác khi bị viêm xoang. Bạn chỉ cần:

  • Băm nhuyễn vài tép tỏi
  • Thêm 2 lít nước vào trộn đều
  • Đun sôi hỗn hợp trên trong một giờ không cần khuấy đều
  • Sau đó đổ nước vào trong ly
  • Thêm một ít muối và khuấy đều
  • Uống một ít nước này trước khi ăn, thực hiện đều đặn để ngừa viêm mũi.

9. Dầu tỏi

Dầu tỏi có khá nhiều tác dụng tốt. Do đó, đừng bỏ qua việc trị nghẹt mũi bằng tỏi đã được chế biến thành dầu nhé.

  • Cho 1 ly dầu ô liu vào nồi và 2 – 3 thìa súp tỏi băm nhuyễn
  • Đặt nồi lên bếp và đun với lửa vừa
  • Để sôi trong vài phút rồi tắt bếp
  • Để dầu nguội dần trong vài phút
  • Đổ dầu vào hũ kín khí
  • Bôi lượng dầu vừa đủ lên mũi, trước trán và ngực
  • Lặp lại mỗi ngày sẽ giúp bạn nhanh hết nghẹt mũi.

10. Sốt tỏi

Tuyệt chiêu trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả

Bạn có thích các công thức làm sốt chấm? Dưới đây là công thức thú vị bạn có thể thử thực hiện trong các bữa ăn hằng ngày, đồng thời giúp làm giảm nghẹt mũi:

  • Băm nhỏ tỏi và trộn với quả bơ nghiền nhuyễn
  • Trộn đều và dùng chung với bánh mì
  • Ăn hỗn hợp trên thường xuyên.

11. Tỏi và giấm táo

Giấm táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất, kali và magiê giúp trị nghẹt mũi. Đồng thời giấm còn giúp cân bằng độ pH, ổn định lớp màng nhầy và làm thoáng đường thở. Tham khảo công thức sau để nắm rõ cách trị nghẹt mũi bằng tỏi cùng giấm táo:

  • Đun sôi 2 cốc nước rồi tắt bếp
  • Thêm 4 tép tỏi băm và 1 thìa cà phê giấm táo vào nồi
  • Trộn đều và hít sâu hơi nước bốc lên
  • Lặp lại quá trình trên thường xuyên.

12. Nước nhỏ mũi

Biện pháp này giúp giảm sưng và phù nề niêm mạc, giảm viêm và giảm tiết nhầy.

  • Ép lấy nước 1 củ tỏi và thêm vào cốc nước sôi
  • Thêm một ít muối và để hỗn hợp nguội
  • Cho hỗn hợp vào bình rửa mũi (neti pot)
  • Nghiêng đầu, đổ hỗn hợp trên vào một bên mũi
  • Lặp lại với mũi còn lại
  • Thực hiện lại nếu cần.

13. Ăn tỏi sống

Tuyệt chiêu trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả

Ăn tỏi sống hằng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch cũng như ngăn ngừa và điều trị nghẹt mũi hoặc các triệu chứng viêm xoang.

Viên thuốc tỏi trị nghẹt mũi

Nếu không thể chịu được mùi, bạn có thể dùng thuốc bổ sung từ tỏi. Thuốc giúp bạn giảm triệu chứng, giảm nghẹt mũi hiệu quả. Bạn có thể mua sản phẩm này ở những nhà thuốc uy tín.

Bạn uống 2 viên mỗi ngày sau khi ăn cơm cho đến khi hết triệu chứng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nhé.

Tỏi giúp trị nghẹt mũi ở trẻ

Nghẹt mũi thường gặp ở trẻ nhỏ. Vì thế, hãy cân nhắc thêm một chút tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp trị nghẹt mũi bằng tỏi sau đây để giúp con nhanh chóng thở được như bình thường:

  • Thêm 1 tép tỏi băm nhuyễn vào một tô lớn nước sôi, thêm một vài giọt tinh dầu tràm trà và dầu khuynh diệp
  • Trộn đều và để trẻ hít hơi nước bốc lên
  • Để trẻ hít trong vài phút và thư giãn
  • Thực hiện đều đặn, đặc biệt là trước khi đi ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Khi thực hiện biện pháp này, bạn chú ý để tránh gây bỏng và khó chịu cho trẻ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Những nguyên nhân gây ra vấn đề khó thở ở trẻ sơ sinh
  • Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!