Kiến ba khoang tấn công người dân
Vào thời điểm giao mùa, khi mưa nắng thất thường nhất là sau những trận mưa lớn tạo điều kiện cho các loài côn trùng gây hại phát triển mạnh trong đó có kiến ba khoang. Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh, kiến ba khoang tấn công tại nhiều căn hộ cao cấp với số lượng lớn.
Theo nhiều cư dân sống tại khu chung cư cho biết, kiến ba khoang xuất hiện trong một vài ngày gần đây. Chúng thường bò vào nhà sau 18h, khi có ánh đèn. Ngoài ra, chúng còn bám vào quần áo khi phơi khiến nhiều người chủ quan và bị đốt gây viêm da, đặc biệt ở trẻ em bị vết thương khá nghiêm trọng.
Không chỉ ở Sài Gòn mà nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Huế... cũng ghi nhận những trường hợp bị kiến ba khoang tấn công.
Rất nhiều kiến ba khoang bị một hộ dân bắt trong một đêm tại khu chung cư cao cấp ở Sài Gòn
Phân biệt kiến ba khoang đốt với các bệnh ngoài da
Sau khi kiến ba khoang đốt, người bệnh thường có biểu hiện ngứa, nóng rát tại chỗ rất giống với triệu chứng của một số bệnh ngoài da khác: zona, giời leo hoặc viêm da dị ứng. Vì vậy, cần phải biết cách phân biệt để có cách điều trị vết thương kịp thời, tránh tổn thương nặng hơn.
Vết kiến ba khoang đốt thường xuất hiện đột ngột sau khi ngủ dậy tại một số vùng da hở như: cổ, tay, chân.... và một số vùng da khác nhưng ít hơn. Tại vùng da đó có những tổn thương, vết sưng tấy viêm đỏ giống vết cào xước, có xu hướng kéo dài. Cùng với đó là hiện tượng nóng rát, xuất hiện mụn màu vàng, ít ngứa... Một số người còn có hiện tượng phù nhẹ.
Bệnh zona - bệnh ngoài da do vi-rút gây ra có các biểu hiện: mệt mỏi, sốt cao kéo dài, đau mỏi cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh cơ xương. Sau thời gian ủ bệnh, trên người bệnh nhân xuất hiện những mụn đỏ, những mụn nước nếu quan sát kỹ sẽ thấy vết lõm ở giữa. Khác với những vết phồng rộp do kiến ba khoang cắn, vết phỏng do zona không ngứa mà có cảm giác nóng, rát rất khó chịu, những mụn nước này kết dính thành chùm. Hơn nữa, bệnh zona là bệnh không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, xuất hiện riêng lẻ, thường không tái phát...
Biểu hiện của bệnh zona thần kinh
Ngoài ra, nhiều người còn nhầm tưởng bệnh phỏng dạ và những nốt kiến ba khoang cắn. Các nốt phỏng dạ ban đầu có nốt màu hồng sau đó nổi lên. Sau khoảng 24 giờ sẽ trở thành nốt màu hồng và có nước bên trong. Các nốt này rất ngứa và mỗi đợt lại có sự khác nhau giữa màu của các nốt, khi màu hồng, khi màu đỏ…
Bị kiến ba khoang đốt cũng không giống như bị viêm da dị ứng hay bị các loại côn trùng thông thường. Các nốt mẩn đỏ do viêm da thường sưng tấy, có cảm giác ngứa và đau, không lây lan nhanh xung quanh.
Do có sự khác nhau nên cách điều trị của hai bệnh cũng khác nhau, không nên dùng chung các loại thuốc chữa viêm da như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Khi bị kiến ba khoang đốt, bạn nên rửa vùng bị tổn thương bằng nước sạch và dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng. Chú ý không nên tiếp xúc với nước, để vết thương khô sẽ nhanh lành hơn.
Với bệnh zona, bạn cần sử dụng thuốc Acyclovir - bằng nhiều đường khác nhau: đường uống, đường bôi trên da, đường tiêm...
Còn nếu bị phỏng dạ, bạn có thể sử dụng dung dịch Methylen bôi lên các nốt trong khoảng 3 - 5 ngày. Cùng với đó là vệ sinh cơ thể và nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
Vết kiến ba khoang đốt trên tay một em bé
Cách đuổi kiến ba khoang ở nhà tầng hoặc chung cư
Theo các chuyên gia, kiến ba khoang là loại côn trùng thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, sau những trận mưa lớn. Do đặc tính bị thu hút bới ảnh sáng nên những khu dân cư ở đô thị, nhà cao tầng,... là những địa điểm mà chúng thường đến. Vì vậy, bạn cần có những cách để loại bỏ loại côn trùng gây hại này.
- Thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng: Đây là biện pháp hàng đầu vì không chỉ loại bỏ kiến ba khoang mà còn có một số loại gây hại như muỗi, gián,...
- Không nên mở các cửa hoặc bật điện quá sáng vào ban đêm để tránh sự thu hút của kiến cũng như các loại côn trùng khác. Ở các vùng chung cư cần có sự bố trí đèn hợp lý, nhà xa những bóng đèn đường lớn, trong nhà dùng đèn ánh vàng, ánh sáng nhẹ.
- Đi ngủ nên mắc màn để hạn chế sự tiếp xúc với kiến ba khoang. Ngoài ra, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
- Có thể dùng bẫy kiến ba khoang bằng cách dùng ánh sáng mạnh thu hút chúng đến một vị trí cố định nào đó, phía dưới đặt chậu nước hoặc dùng băng dính bắt kiến.
Kiến ba khoang không gây ra bệnh nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiều bệnh phiền toái
- Có thể dùng một số cây có tác dụng đuổi côn trùng bằng cách trồng sả, dạ hương quanh khu vực sinh sống.
- Vì kiến ba khoang có thể bám vào quần áo nên trước khi mặc bạn nên rũ mạnh.
- Khi bị kiến ba khoang đốt nên thổi nhẹ để kiến ra khỏi cơ thể, không nên giết kiến ngay trên những vùng da vì sẽ làm nọc độc của kiến chà sát nhiều hơn.
>> Xem thêm: Sài Gòn: Kiến 3 khoang 'tấn công' căn hộ cao cấp
Ảnh minh họa: Internet
Lưu Nhạn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!