Số ca nhập viện vì kiến ba khoang tăng mạnh, người dân cần hết sức cảnh giác tránh để lại sẹo
Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương số lượng bệnh nhân nhập viện khám, điều trị do kiến ba khoang tăng mạnh. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca, tăng 20 - 30% so với những tháng trước đó.
Theo ThS.BS Nguyễn Tiến Thành (Bệnh viện Da liễu Trung ương), sai lầm của bệnh nhân là tự mua thuốc điều trị, ra hiệu thuốc tự bắt bệnh theo hướng zona hoặc dùng lá cây, thuốc màu bôi vào vết thương. Điều đó vô tình làm vết thương bị sâu hơn, loét rộng hơn và có thể để lại sẹo.
Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương số lượng bệnh nhân nhập viện khám, điều trị do kiến ba khoang tăng mạnh.
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), Bộ Colleoptera (Cánh cứng), Lớp Insecta (Côn trùng), Ngành Động vật. Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng. Trong thân kiến có chất Pederine (C24H43O9N), có thể gây cháy, bỏng da giống như chất cangtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở 'con giời'.
Khi bị kiến ba khoang tấn công, nạn nhân rơi vào tình trạng bỏng rát, khó chịu. Theo các bác sĩ, các vết kiến ba khoang tấn công phải mất từ 5-6 ngày mới có thể lành lặn. Không chỉ thế, chất độc của kiến có thể bị lây lan nếu người dân không biết cách sơ cứu.
Khi bị kiến ba khoang tấn công, nạn nhân rơi vào tình trạng bỏng rát, khó chịu.
Một sai lầm mà chuyên gia lưu ý tới người dân là thói quen dùng tay đập kiến, bởi phần lớn bệnh nhân nhập viện tổn thương da do kiến ba khoang không phải bị đốt mà vì mọi người có thói quen tự dùng tay giết kiến. Khi này, chất tiết của con vật sẽ bám dính vào da và gây tổn thương.
Do đó, nếu trong nhà có kiến ba khoang, mọi người nên sử dụng đồ bảo hộ và bắt kiến vất đi, không nên giết kiến, nơi kiến chết có dịch tiết cần lau sạch bằng khăn. Khi không may bị dịch kiến ba khoang dính vào da cần vệ sinh sạch bằng cồn 70 độ, bôi thuốc mỡ và đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám.
Về bản chất, kiến ba khoang không thể truyền nọc độc lên da người. Chúng ta chỉ bị nhiễm nọc độc của kiến ba khoang trong trường hợp đập, di, giết chúng trực tiếp trên da làm cho nọc độc từ kiến tiếp xúc với da và gây ngứa, bỏng rát, phồng rộp.
Vì vậy, nếu không may thấy kiến ba khoang bậu trên da thì nên cố gắng thổi chúng ra khỏi người rồi mới giết. Tuy nhiên, cần nhớ là không được giết trực tiếp bằng tay mà nên dùng vật dụng khác để giết chúng.
Về bản chất, kiến ba khoang không thể truyền nọc độc lên da người.
Xử lý đúng cách khi bị kiến ba khoang tấn công, tránh để lại sẹo
Nếu không may bị dính nọc độc của kiến ba khoang, bạn sẽ cảm thấy buốt rát tại vết thương ngay lập tức. Ban đầu, vết thương giống như 1 vệt xước nhỏ nhưng sau khoảng 2-6 giờ thì sẽ xuất hiện các đám, vết màu đỏ, hơi nề thành vệt, kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4 mm, có bờ viền rõ rệt, có vệt có biến sắc màu tím hồng.
Sau 1-3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ (giai đoạn này rất dễ nhầm với các tổn thương như zona, thủy đậu hoặc các mụn vi-rút khác).
Vì vậy khi phát hiện da đã bị dính nọc của kiến ba khoang tuyệt đối tránh nước và xử lý theo các bước sau:
Nếu không may bị dính nọc độc của kiến ba khoang, bạn sẽ cảm thấy buốt rát tại vết thương ngay lập tức.
- Khoanh vùng vị trí bị dính nọc độc của kiến để tránh sờ, gãi, nặn.
- Rửa sạch vết thương càng nhanh càng tốt và lau khô. Tốt nhất bạn nên rửa với xà bông, cồn để sát trùng. Chỉ nên xoa nhẹ ở vùng vết thương và xả dưới vòi nước chứ không chà xát mạnh và rộng ra cả vùng xung quanh.
- Dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý để vệ sinh xung quanh vết nọc dính (không để chạm vào vết thương).
- Đến viện Da liễu Trung ương để khám. Nếu chưa thể đến viện thì có thể xử lý tại nhà bằng cách dùng tăm bông để bôi hồ nước (có thể mua tại viện Da liễu Trung ương) để bôi nhẹ nhàng một lớp mỏng lên vết thương để làm dịu da.
Để phòng tránh kiến ba khoang tấn công, bạn nên thường xuyên mặc quần áo kín, không cho kiến có cơ hội bậu, đốt.
Khi bị kiến ba khoang cắn hay lỡ tay đập chết chúng, bạn cần rửa sạch vết thương càng nhanh càng tốt và lau khô, sau đó nhanh chóng đến khám bác sĩ da liễu. Tại đây, các bác sĩ sẽ cho bạn một số loại thuốc giảm đau, chống phù nề, chống dị ứng, kháng histamine tại chỗ… tùy theo tình hình vết thương do kiến ba khoang gây ra.
Để phòng tránh kiến ba khoang tấn công, bạn nên thường xuyên mặc quần áo kín, không cho kiến có cơ hội bậu, đốt. Đóng kín cửa để kiến không chui vào nhà được. Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang. Làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ, lỗ thông khí. Buổi tối không nên bật đèn neon, không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn.
Nếu có thể thì bật đèn ban công để thu hút kiến ba khoang ở ngoài, không chui vào nhà nữa. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót, không nên tiếp xúc trực tiếp. Nếu thấy kiến ba khoang bay hay bò hăng hái trên người thì hãy hít hơi lấy đà và thổi bay chúng ra khỏi người sau đó mới giết chúng bằng khăn giấy, tuyệt đối không chạm trực tiếp vào chúng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!