Rượu bia khiến nhiều người say xỉn và mệt mỏi trong ngày Tết. (Ảnh: Soha).
Cách làm 5 loại nước giải rượu cho ông xã trong ngày Tết hiệu quả
Trong những ngày Tết thật rất khó để từ chối cốc bia hay chén rượu. Mỗi cốc bia, chén rượu thường đưa ra với lý do 'chúc sức khỏe' nhưng sự thật rằng lượng cồn từ những đồ uống này sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn. Nếu cường độ và lượng cồn đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây áp lực lớn lên gan có thể dẫn đến xơ gan thậm chí ung thư gan.
Uống thuốc giải rượu sẽ nhanh gọn hơn bởi có sẵn ngoài hiệu thuốc. Tuy nhiên thuốc giải rượu có thể gây ra đau dạ dày vì các thành phần trong thuốc. Bạn có thể tận dụng thực phẩm có sẵn trong căn bếp để 'chế' ra cốc nước giải rượu.
Giải rượu bằng nước sắn dây
Bột sắn dây có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Theo Đông y, sắn dây có thể chữa được một số chứng bệnh như viêm ruột, cổ gáy cứng đau, cảm sốt phong nhiệt, khát nước, sởi mọc không đều, kiết lỵ. Ngoài ra, khi đem bột sắn dây để pha với nước đường sẽ có khả năng làm mát cơ thể, giải nhiệt.
Trong y học hiện đại, bột sắn dây chứa isofvone, soybean flavone có hiệu quả trong việc làm giãn động mạch não, động mạch vành, giải nhiệt, hạ nhiệt. Bởi vậy, sắn dây rất có hiệu quả trong việc giúp giải rượu.
Cách làm: pha bột sắn dây với nước nguội, khuấy cho đến khi tan hết bột sắn dây trong cốc, sau đó có thể thêm đường hoặc chanh tùy theo khẩu vị của từng người.
Nước lá sống đời giúp giải rượu hiệu quả
Lá sống đời (lá bỏng dạ) thuộc họ cây thuốc bỏng có tính mát không độc với tác dụng tiêu nhiễm trùng, hoạt huyết, giảm đau, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc.
Cây sống đời.
Loại cây này rất dễ trồng, lên nhanh và không cần phải chăm chút nhiều do đó rất phổ biến và được trồng làm cây cảnh ở nhiều nhà.
Ngoài tác dụng làm mát ngoài ra, nước lá cây sống đời còn có tác dụng hiệu quả khi được dùng làm nước giải rượu.
Cách làm: giã nát lá sống đời, sau đó cho thêm nước sôi để nguội và gạn lấy nước uống. Hoặc bạn có thể nhai trực tiếp lá bỏng dạ cũng sẽ có tác dụng hiệu quả.
Mật ong
Mật ong có tính chất ấm nóng, sát khuẩn, chứa kali và natri, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, nó cung cấp fructose giúp gan chuyển hóa rượu một cách dễ dàng và giải độc tốt hơn.
Uống mật ong sẽ giúp bạn bổ sung lượng đường đã bị mất trong quá trình trao đổi chất, giúp tiêu hóa nhanh hơn và giải phóng cồn khỏi cơ thể, làm dịu các triệu chứng của tình trạng say rượu.
Có nhiều cách làm nước giải rượu từ mật ong: nước chanh pha mật ong, sinh tố chuối và mật ong, nước cam pha mật ong, nước chanh pha mật ong và gừng…
Nước gừng nóng
Ngoài là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của các bà nội trợ, gừng còn được biết đến là loại thảo dược phổ biến. Gừng có mùi thơm, vị cay tính hơi ấm, vào kinh phế, tỳ vị có tác dụng làm ấm cơ thể, tiêu hàn, giải độc, giảm mệt mỏi.
Vào mùa đông, uống nước gừng mỗi ngày có khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng sức đề kháng với các căn bệnh cảm cúm, sốt, trúng gió…
Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể do đó giúp giải rượu hiệu quả trong những ngày Tết.
Cách làm: Gừng tươi thái lát nhỏ, đun sôi với 1 chút nước + 1 chút mật ong sẽ giúp hóa giải nhanh chất cồn có trong người, giúp bạn giải rượu tốt.
Nước rau cần
Nước từ rau cần giúp giảm triệu chứng nhức đầu do uống nhiều rượu bia. Do đó đây cũng là loại nước giải rượuhiệu quả.
Cách làm: Cho rau cần vào giã nát. Thêm nước lọc vào và lọc lấy nước uống.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!