Cách phòng chữa bệnh cước tay chân mùa đông ở trẻ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Cước tay chân là một bệnh thường gặp vào mùa đông, kể cả ở người lớn và trẻ nhỏ, nhất là vào thời điểm rét đậm như hiện tại thì càng dễ mắc bệnh. Vậy cách phòng chữa bệnh cước tay chân ở trẻ như thế nào? Bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ thông tin chi tiết đến các phụ huynh có con nhỏ bị cước tay chân.

Cước tay chân là một bệnh thường gặp vào mùa đông, kể cả ở người lớn và trẻ nhỏ, nhất là vào thời điểm rét đậm như hiện tại thì càng dễ mắc bệnh. Vậy cách phòng chữa bệnhcước tay chân ở trẻ như thế nào? Bài viết dưới đâyLily & WeCaresẽ thông tin chi tiết đến các phụ huynh có con nhỏ bị cước tay chân.

Cách phòng chữa bệnh cước tay chân mùa đông ở trẻ

Bệnh cước tay chân là gì?

Vào mùa lạnh, các ngón chân, ngón tay đột nhiên sưng tấy, đau nhức, rộp da hoặc nứt gây khó chịu. Hiện tượng này dân gian gọi là “cước”, còn y học hiện đại gọi là dị ứng thời tiết tại chỗ.

Nguyên nhân trẻ bị cước tay chân vào mùa đông

Khi thời tiết trở nên lạnh giá mà trẻ không được giữ ấm cẩn thận như mặc đủ áo ấm, đi tất tay tất chân đầy đủ thì khi ấy các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm đến các bộ phận xa tim như chân, tay gây lạnh tay chân, dẫn đến tổn thương mô. Và khi được làm ấm đột ngột các mạch máu có thể bị vỡ dẫn đến hiện tượng đau nhức, phù nề. Thân nhiệt của trẻ lại không ổn định và tự cân bằng được nên khi thời tiết lạnh rất dễ bị cước.

Ngoài ra bệnh cước tay chân còn hay gặp ở trẻ có tuần hoàn máu kém, tức là có thể lạnh tay chân kể cả trong thời tiết ấm áp. Việc tuần hoàn máu kém sẽ khiến các vùng ở xa tim là tay, chân không được cung cấp lượng máu cần thiết, dẫn tới dễ bị tác động bởi nhiệt độ.

Cách phòng chữa bệnh cước tay chân mùa đông ở trẻ Thời tiết lạnh vào mùa đông dễ khiến trẻ bị cước tay chân.

Dấu hiệu của bệnh cước tay chân ở trẻ

  • Chân tay của trẻ không yên, hay cọ vào quần áo hay vật gì đó thì cha mẹ nên lưu ý ở các đầu ngón tay, ngón chân có bị ửng đỏ không.

  • Trẻ gãi nhiều vì ngứa ngáy dẫn đến trầy xước.

  • Thấy đau ở đầu ngón tay, ngón chân.

  • Những vùng bị cước có thể xuất hiện mụn nước, để lâu nhiễm trùng có thể dẫn tới lở loét.

Cách phòng tránh bệnh cước tay chân ở trẻ

Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh

Khi trời lạnh, nên cho trẻ mặc ấm, đi đầy đủ tất chân, tất tay. Trẻ con cần được giữ ấm tay, chân, cổ, đầu và tai. Hạn chế sử dụng nước lạnh. Nên cho trẻ tắm rửa, sinh hoạt bằng nước ấm.

Chọn chất liệu quần áo, tất chân tay, khăn mũ phù hợp

Không nên chọn những quần áo quá chật vì sẽ gây cọ sát, kích thích tại chỗ. Bố mẹ nên chọn các loại vải bông mềm mại. Không cho trẻ mặc những chất liệu cứng, thô ráp sẽ ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm của trẻ và sẽ khiến da bị ngứa ngáy, khó chịu.

Giữ vệ sinh tay, chân

Không để trẻ đi chân đất và nghịch bẩn trong thời tiết lạnh. Nên cho trẻ rửa chân tay bằng nước ấm mỗi ngày. Chân tay sạch sẽ sẽ hạn chế tình trạng nứt nẻ.

Cho trẻ ăn uống hợp lý

Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất nhiều protein như các loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu nành; các loại rau: rau ngót, rau bí, rau đay.... Đặc biệt không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản hoặc những món từng khiến bị dị ứng.

Cho trẻ vận động nhiều

Vận động nhiều giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, chống lại cái giá lạnh của mùa đông. Hoạt động thể chất sẽ giúp tay chân trẻ không cảm thấy bị tê buốt.

Cách phòng chữa bệnh cước tay chân mùa đông ở trẻ

Cách chữa cước tay chân ở trẻ

  • Dùng kem dưỡng ẩm để tay chân trẻ dễ chịu, mềm mại hơn.

  • Gừng tươi thái mỏng, xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm 2 lần, liên tục trong vòng một tuần. Hoặc cho trẻ ngâm chân với nước gừng.

  • Lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước, cho vào một ít muối. Sau đó ngâm chân tay vào nước này khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.

  • Mẹ có thể làm theo bài thuốc này để chữa bệnh cước tay châncho trẻ: quế chi 60g, nước 1 lít, cho vào nồi đun nhỏ, sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm tay và chân của trẻ vào nước này kết hợp với xoa bóp nhẹ.

  • Lưu ý, khi trẻ bị cước tay chân chỉ nên xoa nhẹ nhàng cho trẻ, không gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da gây nhiễm trùng.

Hi vọng những chia sẽ trên của Lily & WeCare về cách phòng chữa bệnh cước tay chân mùa đông ở trẻ sẽ giúp được các bạn chăm sóc sức khỏe cho con một cách tốt nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!