Người nhà nói có thể tôi mắc cúm nên tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn cách nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này.
Thùy Trang (Hải Dương)
Biểu hiện của cảm cúm thông thường như nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và đau người... có thể xảy ra ở rất nhiều người. Những triệu chứng này ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng nếu nhiệt độ cơ thể kéo dài ở 39 độ C thì phải thận trọng vì có thể nó sẽ gây dị hình ở thai nhi.
Để phòng bệnh cúm, khi chuẩn bị kết hôn, nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho cả 2 vợ chồng. Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vắc-xin; Nâng cao thể trạng để có sức đề kháng tốt bằng cách tập thể dục và bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như chất đạm, hoa quả giàu vitamin...
Trong trường hợp chẳng may bị cúm, điều quan trọng nhất các thai phụ không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức.
Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”. Đồng thời, thai phụ cần nâng cao sức đề kháng như: tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B...
Trong thư, bạn không nói rõ các triệu chứng của mình nên chưa thể kết luận chính xác được bệnh vì bệnh rất hay nhầm với cảm lạnh thông thường. Tốt nhất bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!