Nguy hiểm hơn nữa, hiện nay chưa có thuốc đặc trị cúm và xuất hiện trường hợp kháng thuốc.
Vi-rút mạnh lên vào thời điểm thu đông
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các chủng vi-rút cúm A, cúm B gây ra. Mỗi năm ở Việt Nam ghi nhận từ 1,5 – 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, bệnh cúm chủ yếu bùng phát vào thời điểm thu đông như hiện nay.
Bây giờ đang là cao điểm dịch cúm
Những ngày gần đây, tình hình thời tiết tại nhiều vùng trên cả nước có những diễn biến phức tạp với sự đan xen mưa, nắng thất thường, mưa nhiều độ ẩm cao cùng nhiệt độ giảm mạnh tạo điều kiện cho các loại vi-rút phát triển mạnh. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh cúm phát triển quanh năm nhưng bùng phát mạnh vào mùa đông. Sở dĩ như vậy vì thời tiết thường xuyên thay đổi khiến cơ thể không thích ứng kịp, hệ miễn dịch giảm tạo điều kiện cho các loại vi-rút tấn công cơ thể dễ dàng.
Biểu hiện đặc trưng của cúm là đột ngột sốt cao, đau đầu, ho, cơ thể mệt mỏi, ngứa rát họng, chảy nước mũi. Đối tượng dễ mắc cúm là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và người có miễn dịch kém. Bệnh cúm thường lây lan rất nhanh thông qua đường hô hấp và đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Đừng nên coi thường những dấu hiệu cúm (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
Thuốc kháng vi-rút ngày càng mất tác dụng
Hiện nay, trên thế giới chưa có loại thuốc đặc trị vi-rút cúm. Để hỗ trợ điều trị và kìm hãm sự phát triển của vi-rút trong cơ thể và làm giảm những triệu chứng bệnh người ta thường dùng thuốc kháng vi-rút. Tuy nhiên, trên thế giới đã nghi nhận các trường hợp kháng thuốc của nhiều chủng vi-rút.
Cảm cúm có nhiều triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh
Theo ghi nhận của WHO, trong 2 nhóm thuốc kháng vi-rút cúm thì nhóm thuốc thế hệ đầu đã mất tác dụng với hầu hết các loại vi-rút thông thường. Nhóm 2 cũng đã có báo cáo cho thấy một vài trường hợp kháng thuốc.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) thì thuốc kháng sinh không có tác dụng với vi-rút cúm. Thuốc kháng vi-rút chỉ có tác dụng trong 2 - 3 ngày khi có những dấu hiệu đầu tiên. Nhưng trên thực tế, hầu hết mọi người đều sử dụng thuốc khá muộn, khi đã mắc cúm khá lâu. Điều này không những không điều trị được bệnh mà còn tạo điều kiện cho vi-rút kháng thuốc.
Lý giải về điều này, PGS Trần Như Dương, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho rằng các loại vi-rút cúm có đặc tính biến đổi liên tục để thích nghi với môi trường sống. Vì vậy, việc điều trị ngày càng khó khăn hơn nhưng vẫn có giải pháp là kết hợp nhiều loại thuốc hoặc tăng liều điều trị.
Vượt qua cúm bằng phương pháp tất ấm (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
Mối nguy hại từ bệnh cúm
Mặc dù là bệnh lành tính nhưng bệnh cúm gây hại đến sức khỏe. Đó là sự tàn phá và gây nên hầu hết các bệnh lý về đường hô hấp: viêm họng, viêm đường hô hấp cấp.
Thông thường, bệnh cúm là bệnh lành tính và thường tự hết các triệu chứng sau khoảng 1 tuần vì vậy nên có nhiều người chủ quan tự ý mua thuốc điều trị. Chính sự chủ quan ấy nên bệnh cúm thường được điều trị muộn, gây nên những biến chứng. Bệnh sẽ trở nên trầm trọng gây viêm phổi hoặc suy hô hấp, đặc biệt với nhóm người nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch kém.
Phân biệt giữa cúm và cảm (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
Biện pháp phòng cúm đầu mùa
Theo các chuyên gia y tế, bệnh cúm có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin. Khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tiêm vắc-xin làm giảm 60% các bệnh liên quan đến cúm, giảm 70% tỷ lệ tử vong do cúm. Hầu hết các nước trên thế giới đều khuyến cáo người dân nên tiêm phòng cúm.
Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng cúm
Những đối tượng nên tiêm phòng:
- Người già
- Những người mắc bệnh mãn tính: Bệnh lý tim mạch, hô hấp, hen phế quản
- Người điều trị bằng aspirin dài ngày
- Trẻ khỏe mạnh từ 6 – 23 tháng tuổi.
Bên cạnh việc tiêm phòng, bạn có thể chủ động phòng bệnh cúm với các biện pháp sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che tay khi hắt hơi, hàng ngày nên dùng nước muối sinh lý rửa mũi, mắt nhất là sau khi đi ra ngoài.
- Luôn giữ ấm cơ thể: mặc áo, khăn, găng tay… đầy đủ.
- Ăn uống đủ chất để nâng cao hệ miễn dịch.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Khi có những triệu chứng của bệnh cần đến cơ sở y tế để điều trị, không nên tự ý mua thuốc hoặc truyền dịch tại nhà.
Vì sao phải tiêm phòng cúm hàng năm (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
Ảnh minh họa: Internet
Lưu Nhạn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!