Bệnh ngoài da, viêm họng, rối loạn tiêu hóa... là những bệnh thường gặp trong mùa hè nắng nóng. Vậy phải làm thế nào để có thể phòng tránh và điều trị những bệnh thường gặp này?
1. Bệnh ngoài da
Rôm sảy, viêm lỗ chân lông, mề đay, mụn nhọt,... là các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè.
Các bệnh da liễu phổ biến nhất trong mùa hè là rôm sảy, viêm lỗ chân lông, mề đay, mụn nhọt, nhiễm trùng da... Để phòng tránh, cách tốt nhất là giữ vệ sinh thân thể, bảo vệ làn da không bị trầy xước, nếu có vết thương cần che kín nhằm hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Ngoài ra cũng cần đề phòng côn trùng cắn. Vết cắn của muỗi, ong có thể gây sưng phù, tấy đỏ, nổi hạch, nhiễm độc (nôn mửa, sốt rét, đau nhức xương), đau đầu, sốt cao, thậm chí là gây tụt huyết áp, ngạt thở hay bất tỉnh.
2. Viêm họng và thanh quản
Viêm họng và viêm thanh quản cũng là bệnh nhiều người gặp phải trong mùa hè.
Thời tiết mùa hè nóng nực khiến mọi người muốn tắm nước lạnh và uống các đồ uống lạnh nhiều hơn. Vì vậy, viêm họng và viêm thanh quản cũng là bệnh nhiều người gặp phải trong mùa hè.
Để phòng tránh bạn có thể uống nước ấm hoặc mát, giữ ấm cổ khi về đêm, điều chỉnh quạt và nhiệt độ điều hòa sao cho phù hợp khi ngủ, tránh để quạt hoặc điều hòa xả trực tiếp vào khu vực đầu, cổ. Không được tắm khi người đang còn mồ hôi hoặc vừa hoạt động mạnh mà phải nghỉ ngơi, chờ nhiệt độ cơ thể điều hòa về mức bình thường rồi mới tắm.
3. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa, xảy ra phổ biến vào mùa hè và có thể gây đau tức, đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy... Mùa hè nhiệt độ tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi nhanh chóng, nhiệt độ cao cũng làm thực phẩm nhanh biến chất và ôi thiu hơn. Mùa hè là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là với trẻ nhỏ vì sức đề kháng kém.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè, cần bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận trong tủ lạnh. Trước khi ăn phải hâm nóng cho kĩ để tiêu diệt vi khuẩn. Tốt nhất là không sử dụng thức ăn chế biến lại nhiều lần... Ngoài ra, bạn cũng cần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi cho đường ruột như sữa chua, sữa uống lên men...
4. Bệnh tim mạch
Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ.
Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết. Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước vào màu hè. Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.
5. Say nắng
Không chỉ có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà say nắng còn có thể gây đột quỵ.
Thuốc bôi khi bị chân tay miệng mẹ nên biết
Mách bạn cách phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả
Các bệnh thường gặp phải khi đi tắm biển trong kỳ nghỉ hè
Đối phó với những căn bệnh trẻ thường mắc vào mùa nóng
Các bệnh thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi mẹ nên ghi nhớ
Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong. Nguyên nhân là do khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh nắng mùa hè gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Để phòng tránh thì biện pháp hiệu quả nhất là bạn không nên làm việc quá lâu ngoài trời nắng mùa hè. Uống đầy đủ nước khi ra ngoài hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng.
Trong trường hợp bị say nắng, say nóng cần cởi bỏ bớt quần áo, uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá. Nếu bị hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.áo bảo hộ lao động, mũ, nón. Nên đeo kính để đỡ loá mắt. Quần áo nên mặc vải màu nhạt, mỏng và mềm. Không nên uống
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!