Cách quy đổi đơn vị đường huyết

Cần biết - 05/12/2024

Trong kết quả xét nghiệm máu có bệnh viện tính theo đơn vị mg/dl, nhưng cũng có bệnh viện tính theo đơn vị mmol/l.

Công thức chuyển đổi khá đơn giản.

Khoảng 90% bệnh nhân bị đái tháo đường ĐTĐ tuýp 2, đặc trưng là thường xuất hiện sau tuổi 40. Cơ chế chuyển hóa của ĐTĐ tuýp 2 là sự kết hợp đề kháng insulin và giảm dần chức năng tiết insulin của các tề bào bêta tuyến tụy theo chương trình. Đề kháng insulin xuất hiện trước ĐTĐ tuýp 2 khoảng 8-10 năm và thường kèm theo các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tình trạng tăng đông máu. Sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ này được gọi là hội chứng chuyển hóa (HCCH) hay hội chứng tim mạch rối loạn chuyển hóa. Rất nhiều bệnh nhân bị HCCH có biểu hiện suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG) hay rối loạn dung nạp glucose (IGT) nhiều năm trước khi xuất hiện ĐTĐ.

Cách quy đổi đơn vị đường huyết

Công thức chuyển đổi từ đơn vị mg/dl sang mmol/l khá đơn giản (Ảnh minh họa: Internet)

Trong kết quả xét nghiệm máu có bệnh viện tính theo đơn vị mg/dl, nhưng cũng có bệnh viện tính theo đơn vị mmol/l. Công thức chuyển đổi khá đơn giản. Ví dụ như xét nghiệm đường máu của bạn là 125mg/dl nếu muốn chuyển sang đơn vị mmol/l thì ta chỉ việc nhân với 5,5 sau đó chia cho 100. Cụ thể là: (125mg/dl x 5,5)/100 = 6,9mmol/l. Các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ mới bao gồm: Giới hạn cao của đường máu bình thường giảm từ 115mg/dl xuống 100mg/dl (5,6mmol/l). Đường máu lúc đói từ 100-125mg/dl (5,6 - 6,9mmol/l) giờ đây được coi là suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG). Tiêu chuẩn đường máu lúc đói để chẩn đoán xác định ĐTĐ giảm từ 140mg/dl (7,8mmol/l) xuống 126mg/dl (7,0mmol/l)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!