Hen phế quản có nguy hiểm
Đây là một bệnh dị ứng và có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị hen phế quản thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao. Những người tiếp xúc nhiều với môi trường không khí ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều loại khói có hại cho sức khỏe như khói củi bếp, khói thuốc lá, lông động vật (chó, mèo)…; thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại; tâm lý lo âu, căng thẳng, chấn thương tâm lý tình cảm… đều là căn nguyên dẫn đến hen phế quản.
Người bị hen suyễn dễ dàng nhận biết được qua một số dấu hiệu: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này.
Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự lui dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh. Đây vừa là triệu chứng vừa là tất cả phiền toái của bệnh cần điều trị, nên chữa hen phế quản thực chất là chữa cơn khó thở. Hiếm gặp hơn là cơn hen ác tính khó thở trầm trọng, có khi ngừng thở, tím tái, hạ huyết áp dẫn đến tử vong.
Nếu hen phế quản không điều trị sớm, để lâu ngày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn phế quản; xẹp phổi; tràn khí màng phổi; tâm phế mãn tính; suy hô hấp, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.
Kiểm soát cơn hen bằng cách nào?
Chữa bệnh hen phế quản nhằm vào điều trị cắt cơn hen, dự phòng cơn hen để các cơn hen càng thưa ra càng tốt. Bệnh nhân cần chú ý là luôn luôn mang theo thuốc bên người trong mọi hoàn cảnh để không bị động. Khi bệnh hen phế quản đã được kiểm soát tốt thì định kỳ 6 tháng đến 1 năm vẫn phải đi khám chuyên khoa hô hấp với thầy thuốc quen chữa cho mình để được đánh giá, điều chỉnh lại loại thuốc và liều dùng nhằm chủ động kiểm soát được cơn khó thở.
Cách dự phòng tốt nhất là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Việc dùng thuốc nhằm tác dụng giãn phế quản, chống viêm. Các thuốc được chia thành hai nhóm: Dự phòng cơn và cắt cơn hen. Các loại thuốc dạng hít được ưa chuộng hơn so với thuốc uống dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Các thuốc dạng hít sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi bắt đầu các triệu chứng của bệnh. Dùng kèm với các thuốc corticoid để với tính chất chống viêm, có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng của phế quản và phải dùng đều đặn để có lợi ích tối đa như aminophylin, theophylin, ipatropium bromid, nedocromil, zafirlukast, zileuton. Loại thuốc này cần dùng đúng theo chỉ định của bác để có tác dụng tốt nhất và hạn chế nhất các tác dụng không mong muốn.
Làm sao để dự phòng bệnh?
Cách dự phòng tốt nhất là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một việc nhiều người đã thực hiện có kết quả rất tốt là thay đổi khí hậu vùng miền. Những người ở phía bắc chuyển vào nam hoặc ngược lại từ nam ra bắc sẽ dần dần giảm đến hết hẳn cơn hen.
Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói t huốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà. Cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở.
Điều cuối cùng, rất hữu hiệu nhưng đòi hỏi sự kiên trì rèn luyện là tập thở. Động tác tập thở cũng đơn giản: Tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 - 3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!