Khi Chantelle Francis, 24 tuổi, đã thực sự rất sốc khi biết rằng cơn đau thắt ngực mà mình gặp không phải do chứng lo lắng hay tình thần không tốt mà thực chất là do cô bị bệnh phổi mãn tính.
Khi thấy dấu hiệu thắt chặt ở ngực và khó thở, Chantelle đã đi khám. Bác sĩ chẩn đoán có liên quan đến bệnh hen và Chantelle được tiêm thuốc hen. Nhưng khi các triệu chứng kéo dài, cô đã quay trở lại gặp bác sĩ thì lần này nhận được chẩn đoán là có thể do có đã quá lo lắng về mặt tinh thần nên mới có triệu chứng như vậy.
Cảm thấy bất lực, cô tiếp tục cố gắng tập trung vào việc học của mình tại Đại học Sheffield.
Nhưng, khi sức khỏe yếu của cô ngày càng xấu đi và ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội, Chantelle được giới thiệu đến một chuyên gia và được đề nghị thực hiện một loạt các xét nghiệm, bao gồm chụp MRI.
Thật sốc, kết quả cho thấy cô thực sự đã sống chung với bệnh giãn phế quản - căn bệnh mãn tính khiến cho đường thở của phổi bị giãn rộng bất thường và dẫn đến tích tụ chất lỏng. Rõ ràng, Chantelle cũng cảm thấy có điều gì đó không ổn với sức khỏe của mình chứ không đơn giản chỉ là do sự lo lắng hay một cơn hen nhẹ gây ra. Thế nhưng cô vẫn rất sốc khi nghe bác sĩ nói mình bị bệnh phổi mãn tính, đặc biệt, bác sĩ còn nói đây là bệnh thường thấy ở những người trên 70 tuổi.
'Tôi thường xuyên nằm trên giường và hầu như không đi chơi với bạn bè - Tôi không thể hiểu tại sao tôi lại có cặp phổi giống như của một người gần gấp 3 lần tuổi của tôi', Chantelle ngậm ngùi cho biết.
Nhìn lại vấn đề, Chantelle tin rằng các vấn đề của cô có thể đã bắt đầu khi cô còn nhỏ và bị hen suyễn, sau đó là viêm phổi lúc cô 20 tháng tuổi. Những tháng năm sau đó, cô rất hay phải tới bệnh viện.
Tuy nhiên, cô cũng nhớ rằng, từ sau khi khỏi bệnh, cô không gặp vấn đề gì lớn về sức khỏe. Cho tới khi bước vào tuổi thiếu niên thì cô mới dễ bị đau ngực và khó thở. Những cơn đau ngực thỉnh thoảng mới xuất hiện và nó khiến cô thức dậy trong đau đớn.
Tự ý thức về sức khỏe, Chantelle đã không bỏ qua các triệu chứng bất thường. Mặc dù nghĩ rằng cơn đau tức ngực thỉnh thoảng mới xuất hiện là do tinh thần cô không tốt nhưng vì nó khiến cô rất đau nên cô đã đi khám bác sĩ. Rất nhanh chóng, chẩn đoán được đưa ra dựa trên thực tế là cô bị hen suyễn khi còn bé, vậy nên bác sĩ cho cô uống thuốc chữa hen.
Là người cẩn thận, Chantelle đã sử dụng ống hít (cho bệnh nhân bị bệnh hen) bất cứ khi nào cô cảm thấy không khỏe, thế nhưng rồi cũng không khá hơn. Lúc này, cô cố gắng không hoảng loạn, tự trấn an bản thân rằng có thể bệnh hen suyễn của cô bị tác động bởi sự lo lắng trong học hành. Vậy nên cô vẫn kiên trì và vượt qua kỳ thi với kết quả tốt.
Ngay sau đó, cô quyết định gặp lại bác sĩ với một thông báo rất rõ ràng là 'bị khó thở ở nhiều điểm trong ngày'. Một lần nữa các bác sĩ lại nói cô cứ yên tâm rằng không có gì phải lo lắng, chỉ là do bệnh hen suyễn thời thơ ấu của cô trỗi dậy, kết hợp với các triệu chứng lo lắng mà thôi.
Sau khi lên đường tham dự Đại học Sheffield vào năm 2012, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với Chantelle.
Cô nói tiếp: 'Tôi bị ho dữ dội như người hút thuốc, thậm chí còn tệ hơn cả khi tôi ở nhà và tôi không ngủ được vì điều đó. Tôi bị co thắt ngực suốt đêm, điều đó khiến tôi cảm thấy mệt mỏi. Có vẻ như không ai tin tôi khi tôi nói rằng nó phải là một thứ gì đó còn hơn cả hen suyễn và lo lắng. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi về sự tỉnh táo của mình.
Một đêm nọ, tôi thức dậy suy nghĩ 'Có phải mình đã nghĩ ra mọi thứ không? Mình có lo lắng gì không?', nhưng thực sự tôi không lo lắng gì cả. Và thay vào đó, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng về việc không biết điều gì thực sự đang xảy ra với mình'.
Từ đó, Chantelle được cho uống một đợt kháng sinh và steroid, nhưng cũng giống như việc dùng ống hen suyễn, chúng không có hiệu quả với các triệu chứng của cô.
Mặc dù bị các cơn đau hành hạ nhưng cô không đi khám nữa bởi cô không muốn điều trị như trước đó. Nhưng đến năm thứ 3 đại học, vào năm 2014, cô đến gặp các bác sĩ một lần nữa, cầu xin được giới thiệu đến một chuyên gia.
'Đến lúc này, tôi kiệt sức. Tôi nằm trên giường ho liên tục. Tôi không có được cuộc sống xã hội mà tôi muốn, tôi lo lắng rằng bạn bè sẽ nghĩ rằng tôi đang kiếm cớ để không gặp họ. Thật xấu hổ khi tôi học kém ở trường đại học, vậy nên tôi phải đi khám', Chantelle cho biết.
Trong chuyến thăm Bệnh viện Đa khoa phía Bắc tại Sheffield vào cuối năm 2014, Chantelle đã được thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân của sự khốn khổ của cô. Sau một thời gian chờ đợi kết quả, cuối cùng cô đã được chẩn đoán mắc bệnh giãn phế quản vào tháng 2/2015.
Theo NHS, các nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này bao gồm các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em như viêm phổi nặng hoặc ho gà, suy giảm miễn dịch và bất thường ở lông mao - những cấu trúc giống như lông nhỏ nằm dọc theo đường thở.
Trong trường hợp của Chantelle, các bác sĩ tin rằng nguyên nhân là do sẹo trong mô phổi của cô kể từ khi cô bị viêm phổi.
Kết quả chẩn đoán đúng là con dao 2 lưỡi đối với Chantelle. Cô nói: 'Tôi rất vui khi biết mình không bị điên, nhưng nó cũng khiến tôi nhận ra có thể tôi sẽ phải 'đấu tranh để sống' nhiều hơn trong tương lai'.
Từ đó, Chantelle bắt đầu có các buổi học thở. Tại đây cô được học các kỹ thuật thở tại nhà để giúp tiết ra chất nhầy bị mắc kẹt trong ngực và kiểm soát cơn ho.
Cô cũng bắt đầu thực hiện vật lý trị liệu để củng cố các thành phế nang. Rất may, chất lượng cuộc sống của cô đã được cải thiện rất nhiều kể từ khi chẩn đoán. Nhờ áp dụng bài tập thở, các triệu chứng của cô đã được kiểm soát, cô cũng nắm được tình trạng bệnh của mình, cũng như khi nào thì nên nghỉ ngơi. Cô cũng có thể ngủ ngon hơn nhiều so với trước đây. Cô thậm chí còn tiếp tục hoàn thành bằng thạc sĩ.
Giờ đây, cô ấy đang thúc giục NHS xem xét kết hợp các công nghệ mới như là một phần của quá trình chẩn đoán - và cô ấy không đơn độc. Với nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2018 bởi công ty dược phẩm Roche cho thấy 84% trong số 1.056 người 16-24 tuổi đồng ý với ý kiến này.
Giãn phế quản là gì?
Giãn phế quản là bệnh giãn thường xuyên không hồi phục của một hay nhiều phế quản (từ cấp 3 đến cấp 8), kèm theo cấu trúc thành phế quản bị phá hủy. Các phế quản giãn thành ổ không hồi phục thường kèm theo nhiễm khuẩn mạn tính và kết hợp với những bệnh khác.
Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Giãn phế quản có thể thành ổ và giới hạn ở một phần hoặc 1 thuỳ của phổi, hoặc có thể giãn lan rộng đến nhiều thuỳ ở một hoặc cả 2 bên phổi.
Có nhiều nguyên nhân gây ra giãn phế quản, bao gồm 4 nguyên nhân chính:
1. Các bệnh di truyền (xơ nang và rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát)
2. Các vấn đề của hệ miễn dịch (giảm khả năng chống lại nhiễm trùng)
3. Có bệnh sử nhiễm trùng phổi trong quá khứ
4. Các vấn đề về nuốt gây ra việc hít phải làm thức ăn hoặc chất lỏng rơi vào phổi.
Tuy nhiên, trong khoảng 40% trường hợp, nguyên nhân gây giãn phế quản không được xác định. Những trường hợp này được gọi là 'chứng giãn phế quản nguyên phát'. Khi đi khám, các bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm để xem có thể điều trị được bệnh giãn phế quản của bạn hay không.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh giãn phế quản
Triệu chứng thông thường nhất của giãn phế quản là ho, mà thường là có đờm. Thỉnh thoảng cơn ho có thể trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, mệt mỏi, đờm bị biến đổi về màu và về số lượng. Khi điều này xảy ra thì được gọi là đợt kịch phát của bệnh giãn phế quản.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Thở gấp, hụt hơi hoặc khó thở
- Sụt cân không chủ ý
- Ho ra máu
- Tức ngực hoặc đau thắt ngực
Các triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh nhân bị bệnh giãn phế quản này cho biết rằng họ bị viêm phế quản hoặc bị viêm phổi từ lúc nhỏ trong nhiều năm. Vài bệnh nhân bị giãn phế quản có thể bị các chứng bệnh về xoang mà cũng có thể nhiều lúc góp phần vào việc bị ho.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!