Bị bong da chân là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Tuy chứng bệnh này không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ và phiền toái trong đời sống hằng ngày. Lưu ý một số cách xử lý hiệu quả khi bị lột da chân sẽ là biện pháp nhanh chóng giúp bạn lấy lại vẻ mềm mại cho làn da và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bệnh bong da chân và nguyên nhân
Bệnh bong tróc da bàn chân, gót chân hay còn gọi là bệnh á sừng dày lòng bàn chân do rối loạn miễn dịch gây nên.
Bên cạnh đó, bị bong tróc da bàn chân, gót chân chủ yếu do tiếp xúc với hóa chất, xà phòng gây kích ứng da dưới bàn chân, gót chân. Ngoài ra, bị bong tróc da bàn chân, gót chân do mắc một số bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, nấm, chàm,... Thiếu hụt vitamin C cũng là nguyên nhân dẫn đến bị bong tróc da bàn chân, gót chân.
Bong tróc da bàn chân, gót chân nếu không chữa trị kịp thời sẽ lây lan gây mất thẩm mỹ, cản trở khả năng đi lại của người bệnh. Dưới đây các cách chữa bị bong tróc da được áp dụng nhiều nhất, giúp chữa khỏi bị bong tróc da bàn chân, gót chân.
Một số cách điều trị bị bong tróc da bàn chân, gót chân
Dùng kem dưỡng ẩm
Khi da bị khô dẫn đến hiện tượng bị bong tróc da bàn chân, gót chân. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để dưỡng ẩm cho làn da vùng bàn chân, gót chân. Không nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần gây kích ứng, tổn thương da khiến vùng da ở bàn chân, gót chân không khỏi mà còn nặng thêm.
Dùng thuốc
Một số trường hợp bị bong tróc da bàn chân, gót chân do thiếu hụt vitamin C. Vì thế, người bệnh cần bổ sung một lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, khi bị bong tróc da bàn chân, gót chân và có biểu hiện ngứa ngáy, người bệnh có thể sử dụng histamine để giúp bệnh thuyên giảm. Đồng thời, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da, để giúp da giảm viêm và khô ráp.
Một số mẹo trị bong tróc da bàn chân, gót chân
Tỏi
Người xưa thường hay dùng tỏi để trị bong tróc da bàn chân, gót chân. Đây là một cách điều trị bệnh hiệu quả. Tỏi có chứa axit allicin giúp tỏi có mùi vị nồng đặc trưng và có tác dụng chữa bệnh. Các cuộc nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp hạ huyết áp và giảm mức cholesterol. Ngoài ra trong tỏi còn có chất giúp kháng khuẩn, chống viêm. Cho nên, khi sử dụng tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn hạn chế tình trạng lây lan của bệnh.
Dùng mật ong
Mật ong được biết đến như nguyên liệu giúp cân bằng độ ẩm và làm mịn da. Ngoài ra, các thành phần chứa trong mật ong có tính chất kháng khuẩn, giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Vì thế, sử dụng mật ong là phương pháp chữa trị bong tróc da bàn chân, gót chân an toàn, giúp nuôi dưỡng, tái tạo da sâu bên trong.
Đầu tiên, bạn rửa chân thật sạch và lau khô. Dùng mật ong bôi lên vùng da bị bong tróc ở bàn chân, gót chân và massage nhẹ nhàng. Sau khi sử dụng mật ong bạn nên rửa lại bằng nước ấm vào sáng hôm sau.
Dùng dầu ô liu
Chữa bong tróc da bàn chân, gót chân bằng dầu ô liu không chỉ giúp làm da không bị khô ráp, mà còn mềm mịn. Dầu ô liu có chứa axit béo tự do rất có lợi cho da, giúp cân bằng độ ẩm trên da, giảm tình trạng bong tróc da. Dùng dầu ô liu bôi hàng ngày lên vùng da bàn chân, gót chân bị bong tróc giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách rõ rệt.
Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi bị bong da chân
Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi là điều vô cùng quan trọng nhằm giúp đẩy lùi tình trạng bong da chân. Hoa quả, rau củ cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể; bên cạnh đó uống nhiều nước để da dẻ bớt khô tróc.
Khi bị bong da chân bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng, kim loại nặng để tránh làm bệnh nặng thêm.
Không tự lột da chân phần bị bong tróc hoặc dùng chà bàn chải, xát muối để làm bong da nhanh vì có thể gây nhiễm trùng, chảy máu. Bệnh nhân bị bong da chân tránh mang giày dép thường xuyên, hãy để chân được thông thoáng, đặc biệt trong trường hợp mang giày dép phải giữ chân khô ráo và vệ sinh nhất.
Đồng thời, cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Hy vọng những thông tin trên đây của Lily & WeCare sẽ giúp bạn đọc biết thêm cách điều trị bị bong tróc da bàn chân, gót chân nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Khi mắc bệnh, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp nhất.
Hồng Nhung
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!