Cách xử lý trong các tình huống nghi phơi nhiễm HIV

Sống khỏe mạnh - 05/06/2024

HIV không phải là căn bệnh dễ lây truyền nhưng chỉ cần sơ ý, chủ quan, bạn cũng có thể bị mắc căn bệnh thế kỷ này.

Trong cộng đồng, việc phơi nhiễm với vi-rút HIV chủ yếu xoay quanh những trường hợp như quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị rách) với những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV, những vết thương do vật sắc nhọn dính máu đâm phải hay bị văng, bắn dịch tiết cơ thể của những người nhiễm HIV vào vùng niêm mạc như mắt, mũi, miệng.

Bên cạnh đó, tình trạng phơi nhiễm điển hình và có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn là ở các đối tượng nhân viên y tế. Do đặc thù công việc mà họ phải tiếp xúc với nhiều loại dịch tiết của bệnh nhân, đồng thời tần suất tiếp xúc cũng cao hơn khi thực hiện các thủ thuật như thăm khám, tiêm, truyền dịch, chọc, hút hay đặc biệt là phẫu thuật cấp cứu. Điển hình gần đây nhất là vụ 18 y, bác sĩ cùng bị phơi nhiễm HIV khi tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân bị ngừng tim mà không biết đối tượng bị HIV.

Tuy nhiên, nếu biết cách xử trí và điều trị dự phòng kịp thời, khả năng lây nhiễm là rất thấp và những người bị phơi nhiễm hoàn toàn có khả năng thoát khỏi căn bệnh thế kỷ này.

Cách xử lý trong các tình huống nghi phơi nhiễm HIV

18 y bác sĩ được khen thưởng sau ca cấp bệnh nhân nhiễm HIV (Ảnh: Vnexpress)

Xử lý khi bị kim tiêm, vật nhọn dính máu đâm bị thương

Đối với trường hợp này, ngay sau khi phơi nhiễm bạn cần phải xử lý vết thương ngay tại chỗ. Hãy nhanh chóng lấy dụng cụ gây tổn thương ra khỏi da và xối ngay vết thương dưới vòi nước để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn. Tuyệt đối không nặn bóp vết thương vì sẽ khiến tình trạng vết thương tệ hơn, thậm chí nếu có vi-rút thì sẽ tăng tốc độ xâm nhập vào cơ thể.

Tránh cầm không cầm máu hoặc bị chặt vết thương. Tiếp đó rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 5 phút. Bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn để được tư vấn và tiếp nhận các biện pháp xử lý thích hợp.

Tiếp xúc với máu, vết thương của người nhiễm HIV

Cách xử lý trong các tình huống nghi phơi nhiễm HIV

Các nhân viên y tế có nguy cơ cao nhiễm HIV (Ảnh minh họa: Internet)

Trường hợp bị phơi nhiễm do tiếp xúc với máu, vết thương của người nhiễm HIV, bạn cũng làm tương tự như trên với những vết thương hở. Còn nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì cần rửa sạch bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0.9% liên tục trong 5 phút. Phơi nhiễm qua mũi thì rửa hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hay dung dịch NaCl 0.9% còn qua miệng thì cần xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0.9% nhiều lần.

Chú ý khi rửa mắt mũi, hãy nghiêng mặt để dung dịch nước muối chảy ra ngoài kéo theo máu hay dịch chứa vi-rút HIV thay vì để nó đi vào cơ thể. Mỗi lần súc miệng, phải nhổ hết nước ra ngoài rồi mới tiếp tục súc miệng.

Phơi nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn (đặc biệt với đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm, tiêm chích ma túy)

Đối với những trường hợp này dù có nguy cơ cao hay thấp cũng đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV. Đối tượng bị phơi nhiễm cần đến các cở y tế như Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, các phòng tư vấn và xét nghiệm HIV hay bệnh viện tuyến tỉnh để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời.

Cách xử lý trong các tình huống nghi phơi nhiễm HIV

Những người nghiện ma túy, quan hệ với gái mại dâm cần điều trị dự phòng HIV (Ảnh minh họa: Internet)

Đối với tất cả những trường hợp nghi bị phơi nhiễm với HIV, sau khi xử lý tại chỗ cần tới ngay cơ sở y tế để được đánh giá mức độ nguy cơ và tiếp nhận chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị ARV ngay cho đối tượng bị phơi nhiễm, đặc biệt những người có nguy cơ cao, cần thực hiện càng sớm càng tốt. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần. Tốt nhất là điều trị ngay từ 2-6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn qua 72 giờ.

Trong thời gian điều trị dự phòng HIV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV. Đồng thời, sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm thì đối tượng cần làm lại xét nghiệm HIV. Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho người khác vì họ vẫn có khả năng lây truyền nếu điều trị phơi nhiễm thất bại.

Lưu ý, hiện nay, chỉ các trường hợp bị phơi nhiễm HIV trong quá trình làm nhiệm vụ, chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn các trường hợp phơi nhiễm trong cộng đồng thì đối tượng phải chi trả phí mua thuốc.

>> Xem thêm: 18 y bác sĩ có nguy cơ nhiễm HIV sau ca cấp cứu

Vân Doãn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!