HIV/AIDS là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong cao hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hay vắc xin ngừa bệnh. Nếu không có biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS thì sẽ trở thành đại dịch. Trong đó có rất nhiều người thắc mắc liệu bà mẹ mắc HIV/AIDS có truyền bệnh cho con qua việc cho con bú hay không?
Bệnh HIV/AIDS là gì?
- HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Loại vi rút gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể mất đi khả năng chống lại những căn bệnh dẫn đến tử vong.
- AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm bệnh HIV ở người. Ở giai đoạn này, người bệnh có dễ mắc phải căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch. Thời gian chuyển sang giai đoạn AIDS tùy thuộc vào từng người, trung bình là 5 năm.
Do đó, để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, mọi người cần phải có kiến thức, sự hiểu biết về căn bệnh thế kỷ này.
Mẹ có lây nhiễm HIV/AIDS sang con bằng việc cho bú không?
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu không được can thiệp điều trị dự phòng người mẹ có thể lây nhiễm HIV sang con theo từng giai đoạn khác nhau (khoảng 5-10% trẻ nhiễm HIV từ mẹ trong quá trình mang thai, 10-15% trong quá trình chuyển dạ, đẻ và 5-20% trong thời gian cho con bú). Trong trường hợp nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì trong 6 tháng tỷ lệ trẻ nhiễm là 20-35%, đến 24 tháng từ 30-45%.
Nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS sang con lúc này bởi bà mẹ mang thai hoặc cho con bú này lượng virut trong máu cao làm trẻ dễ bị nhiễm hơn. Càng nhiễm HIV thể nặng mà không được điều trị thì lượng virut trong máu càng cao, đây chính là tác nhân khiến nguy cơ lây truyền sang con rất lớn. Do đó, thời gian trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV thì thời gian bú mẹ càng dài nguy cơ nhiễm bệnh càng cao.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế vừa đưa ra khuyến cáo, sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, bảo vệ trẻ chống lại nhiều bệnh, đặc biệt là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước, do đó trẻ không cần thức ăn, nước uống nào khác. Sữa mẹ luôn có sẵn, không mất tiền và không cần thời gian chuẩn bị. So với ăn hỗn hợp thì bú mẹ hoàn toàn trong vài tháng đầu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS thấp hơn.
Vì thế, Bộ Y tế cũng cho rằng, nếu hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn thì có thể lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ trong vài tháng đầu. Vì lúc này trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ bị suy dinh dưỡng và nhiễm nhiều bệnh tật gây nguy hiểm hơn.
Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS khi cho con bú
Theo đó, khi bà mẹ lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ thì cần phải vệ sinh đầu vú sạch sẽ, cho trẻ bú đúng cách để tránh làm nứt, viêm vú của mẹ vì cả hai đều có thể tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
Trong trường hợp gia đình có điều kiện kinh tế, môi trường sống tốt, đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt hàng ngày, nhằm cắt đứt hoàn toàn đường lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, thì bà mẹ nên lựa chọn nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế mà không cho trẻ bú mẹ.
Xét nghiệm HIV âm tính sau 12 tuần liệu có đáng lo?
Cách phòng ngừa HIV tiện lợi cho người không thích dùng bao cao su
Tác dụng phụ của thuốc chống phơi nhiễm HIV
Nếu vô tình giúp người nhiễm HIV bạn nên làm gì để "phòng bệnh"
Sữa mẹ trong như nước: Có hay không nên cai sữa sớm cho con?
Khi pha sữa, chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải được giữ vệ sinh tuyệt đối nếu không sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Bởi nếu nước không được đun sôi, không đủ sạch để pha sữa cho trẻ chính là điều kiện để trẻ dễ bị tiêu chảy hoặc có thể bị suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ nhiễm HIV chỉ nên chọn một cách nuôi con (hoặc cho con bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài hoàn toàn). Tuyệt đối không không nên cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa ngoài thay thế. Nếu kết hợp cả hai cách trẻ sẽ càng có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao, thậm chí cao hơn khi trẻ chỉ bú mẹ.
Xem thêm:
- Lý do tại sao quan hệ đồng tính có nguy cơ lây nhiễm HIV cao
- Sử dụng chung kim, mực xăm hình có lây nhiễm HIV/AIDS?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!