Trẻ em bị viêm hạch điều trị như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 05/01/2024

Viêm hạch ở trẻ là tình trạng trên cơ thể của trẻ có xuất hiện những vết hạch nổi cục, những vùng hay bị ảnh hưởng gồm cổ, nách và khu vực sau gáy. Xuất hiện viêm hạch tức là cơ thể trẻ đang có phản ứng với virus, hoặc nguy hại hơn đó là dấu hiệu của một số triệu chứng bệnh lý nguy hiểm. Trẻ em bị viêm hạch điều trị như thế nào cho đúng và an toàn? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Viêm hạch ở trẻ là tình trạng trên cơ thể của trẻ có xuất hiện những vết hạch nổi cục, những vùng hay bị ảnh hưởng gồm cổ, nách và khu vực sau gáy. Xuất hiện viêm hạch tức là cơ thể trẻ đang có phản ứng với virus, hoặc nguy hại hơn đó là dấu hiệu của một số triệu chứng bệnh lý nguy hiểm. Trẻ em bị viêm hạchđiều trị như thế nào cho đúng và an toàn? Hãy cùngLily & WeCare tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Trẻ em bị viêm hạch điều trị như thế nào?

Bệnh viêm hạch ở trẻ em là gì?

Viêm hạch ở trẻ nhỏ là tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho (thuộc hệ bạch huyết của cơ thể) đóng vai trờ rất quan trọng trong việc tạo sức đề kháng của cơ thể, sản xuất bạch cầu và các kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi trùng, virus hoặc vi sinh vật...

Khi các hạch lympho này bị tấn công và gặp tình trạng nhiễm trùng thì cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên đó là nổi hạch – nổi thành từng cục nhìn thấy ở bên ngoài cơ thể với đặc điểm sưng cứng và đau khi chạm vào. Đối với trẻ em, dạng điển hình nhất của viêm hạch đó là viêm hạch cổ do nhiễm trùng đường hô hấp (viêm mũi, viêm vòm họng, viêm Amidan...), và viêm hạch bẹn do nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục.

Đa số các loại viêm hạch đều sẽ tự lành sau một khoảng thời gian cơ thể hình thành kháng thể. Tuy nhiên, một số trường có bệnh lý khác tác động chứ không đơn thuần là viêm hạch do nhiễm trùng thì sẽ cần điều trị bằng kháng sinh, hoặc rạch hạch để dẫn mủ ra ngoài.

Trẻ em bị viêm hạch điều trị như thế nào?

Ở trẻ em, khi hạch mới hình thành thì chỉ to bằng hạt đậu và di động dưới da, chạm vào cũng không đau. Sau một khoảng thời gian, các khối hạch này sưng lên, to ra và gây cho trẻ cảm giác đau đớn khó chịu, và nhất là trẻ em thì thường bị sưng hạch nhỏ nhưng kéo dài trong nhiều tuần liền, hạch bị nhiễm khuẩn khiến có mủ hoặc vỡ mủ.

Những loại hạch lành tính thường gặp ở trẻ em do virus hoặc vi khuẩn gây ra thường có đặc điểm rất dễ nhận dạng là mềm, chắc và chỉ thường xuất hiện ở những bộ phận sau vành tai, cổ và gáy. Và mặc dù viêm hạch có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể nhưng nhìn chung chỉ phân ra làm 2 trường hợp chính:

- Viêm hạch do nhiễm khuẩn.

- Viêm hạch do phản ứng.

Ngoài ra, khi cơ thể trẻ có xuất hiện viêm hạch thì sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như:

- Nhiệt độ cơ thể tăng cao đột biến và có thể dẫn đến sốt.

- Trẻ thường thở nhanh, thở gấp.

Điều trị viêm hạch ở trẻ em

Như đã nói ở trên,trẻ em bị viêm hạch điều trị như thế nào cho đúng và an toàn là mối quan tâm rất lớn của nhiều ông bố bà mẹ.

Nếu khối hạch ở trên cơ thể bé bị sưng nhỏ, không đau rát khi chạm vào và trẻ có biểu hiện của cảm lạnh, viêm họng, viêm tai thì bố mẹ có thể tiếp tục theo dõi và điều trị cho trẻ tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ tư vấn.

Nếu phát hiện ra nguyên nhân gây nên tình trạng viêm hạch ở trẻ nhỏ thì bố mẹ chỉ cần chú ý chữa trị triệt để nguồn phát sinh viêm hạch là xong. Trong trường hợp nếu phát hiện khối hạch bị sưng to dần lên, có màu đỏ và mềm nhũn thì có thể khối hạch đó đã bị nhiễm khuẩn và trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh. Việc điều trị cần tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ em bị viêm hạch điều trị như thế nào?

Cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp trẻ bị viêm hạch do phản ứng thì bố mẹ chỉ cần dùng các loại thuốc có tính kháng viêm, giảm đau là được. Đồng thời cho bé uống nhiều nước để cơ thể được điều hòa nhiệt độ và khối hạch sẽ tự động nhỏ dần lại.

- Trong thời gian trẻ bị ốm và sốt do viêm hạch gây nên (có nổi hạch) thì gia đình cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Điển hình là cho trẻ uống nhiều nước trái cây ép như cam, chanh, bưởi...

- Nếu trẻ có biểu hiện sốt trên 39 độ C không giảm khi bị nổi hạch, đồng thời thở gấp và có biểu hiện của sự co giật thì gia đình cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để đề phòng biến chứng xấu xảy ra. Đây có thể là do khối hạch phát triển một cách dị thường và bất thường khiến chèn ép đường hô hấp.

Qua những thông tin được nêu trên, chắc hẳn bạn và gia đình đã biết thêm nhiều điều về bệnh viêm hạch ở trẻ, đồng thời cũng giải đáp được thắc mắc “Trẻ em bị viêm hạch điều trị như thế nào?” một cách chính xác nhất. Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!