Có nên bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Hiện nay, rất nhiều rất nhiều bà mẹ lựa chọn và sử dụng kem chống hăm cho bé. Nhưng không ai cũng biết cách sử dụng kem chống hăm như thế nào cho tốt nhất. Và rất nhiều mẹ luôn băn khoăn và thắc mắc đó là có nên sử dụng kem chống hăm cho bé hay không? Để giúp cho các mẹ trả lời những câu hỏi thắc mắc đó, bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp các mẹ có câu trả lời chính xác.

Hiện nay, rất nhiều rất nhiều bà mẹ lựa chọn và sử dụng kem chống hăm cho bé. Nhưng không ai cũng biết cách sử dụng kem chống hăm như thế nào cho tốt nhất. Và rất nhiều mẹ luôn băn khoăn và thắc mắc đó là có nên sử dụng kem chống hăm cho bé hay không? Để giúp cho các mẹ trả lời những câu hỏi thắc mắc đó, bài viết dưới đây củaLily & WeCare sẽ giúp các mẹ có câu trả lời chính xác.

Có nên bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?

1. Kem chống hăm và tiêu chí lựa chọn kem chống hăm an toàn cho trẻ sơ sinh

Kem chống hămcho trẻ sơ sinh có tác dụng là tạo một bức tường rào ngăn cản sự xâm nhập của phân và nước tiểu, giúp cho vi khuẩn không thể ngấm ngược được vào da và ngăn chặn được triệu chứng hăm tã thường gặp ở trẻ nhỏ. Các chuyên gia về da liễu cho biết, trẻ sơ sinh có một làn da cực kỳ mềm mại và nhạy cảm cùng với sức đề kháng yếu nên nguy cơ nhiễm độc rất cao. Chính vì vậy mà mọi sản phẩm dành cho trẻ cần được xem xét cẩn trọng.

Kem chống hămbảo đảm an toàn và không làm hại da bé phải đáp ứng được những tiêu chuẩn vàng do các chuyên gia da liễu nhi khoa quy định:

An toàn

Nguy cơ thẩm thấu và nhiễm độc các hoạt chất sử dụng cho thuốc bôi ngoài da ở bé sơ sinh cao hơn người lớn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ sử dụng những dược chất an toàn nhất, không nên dùng bất kỳ một dược chất không cần thiết nào trong công thức thuốc bôi ngoài da.

Có nên bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?

Dạng kem chống hăm

Dạng bào chế là thuốc mỡ được ưu tiên khuyến cáo sử dụng hơn so với dạng nước, dạng kem vì chúng có hiệu quả bảo vệ da tốt nhất. Công thức của thuốc kem, thuốc nước thường được bổ sung tá dược có khả năng gây kích thích, dị ứng, gây độc. Trong khi đó, thuốc mỡ với tỉ lệ dầu cao hơn nước có thể giữ được lâu mà không cần hóa chất bảo quản. Điểm này rất quan trọng vì những chất tạo mùi thơm và một số hóa chất bảo quản là nguyên nhân thông thường của các dị ứng.

Dễ bôi, dễ rửa

Vì lực cọ sát khi bôi thuốc hay khi rửa có thể khiến da bị tổn thương, dẫn đến hăm tã.

2. Có nên bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?

Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu đến từ sai lầm trong cách chăm sóc con của cha mẹ:

- Do bé phải mang tã suốt cả ngày, hoặc do bố mẹ quên không thay tã thường xuyên cho bé, khiến làn da mỏng manh của bé phải tiếp xúc nhiều với các enzyme có trong phân, nước tiểu... gây ra xót, ngứa, nổi mẩn...

- Do mẹ vội quấn tã cho bé sau khi tắm mà chưa lau khô hoàn toàn người bé.

- Mẹ lạm dụng phấn rôm khiến phấn gây tắc lỗ chân lông của bé.

Có thể thấy,kem chống hăm luôn là một sản phẩm được rất nhiều các mẹ lựa chọn và sử dụng cho bé sơ sinh. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được kem chống hăm tốt nhất. Quan trọng nhất đó là các mẹ nên lựa chọn được kem chống hăm chất lượng và phù hợp với làn da của bé. Bởi kem chống hăm tốt sẽ mang đến một sức khỏe tốt nhất đó là điều vô cùng quan trọng và giúp cho bé không bị hăm và giúp cho làn da của trẻ nhỏ luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.

Có nên bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?

3. Hướng dẫn sử dụng kem chống hăm đúng cách

Việc sử dụng kem chống hăm cho bé là vô cùng cần thiết và hiệu quả nếu bé bị hăm. Nhưng việc sử dụng nó như thế nào cũng là vấn đề đáng quan tâm và lưu ý. Vì việc sử dụng kem trị hăm không đúng cách sẽ dẫn đến tác hại 2 mặt và mất đi tính hiệu quả của thuốc.

Bước 1:Vệ sinh cho bé trước khi bôi kem chống hăm. Việc vệ sinh cho bé trước khi bôi kem chống hăm là vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp thuốc có tác dụng tốt hơn. Nếu như làn da bé không được vệ sinh khi bôi thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và không hiệu quả

Bước 2:Sau khi vệ sinh xong cho bé, bạn phải lau khô người cho bé. Sai lầm của các mẹ mắc phải chính là chưa lau khô hoàn toàn cơ thể bé. Nếu như làn da của bé không được làm khô mà bạn đã bôikem chống hămthì tác dụng có thể mất đi một nửa, thậm chí khi bạn đóng bỉm vào cho bé, vết hăm có thể trở nên nặng hơn

Bước 3:Bôi kem vào vùng da bị hăm. Bạn bôi kem vào vùng da bị hăm theo hình tròn từ ngoài vào trong, bôi 1 lớp đều và mỏng, tránh tình trạng bôi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến là da bé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!