Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 05/01/2024

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh không phải là một căn bệnh có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ nhỏ nhưng những hậu quả mà bệnh gây ra có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý và theo dõi sức khỏe trẻ cẩn thận, cần có các phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Bài viết sau đây, Lily & WeCare sẽ nói rõ hơn về căn bệnh hắc lào và những hậu quả của nó có thể để lại cho trẻ.

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh không phải là một căn bệnh có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ nhỏ nhưng những hậu quả mà bệnh gây ra có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý và theo dõi sức khỏe trẻ cẩn thận, cần có các phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Bài viết sau đây,Lily & WeCare sẽ nói rõ hơn về căn bệnh hắc lào và những hậu quả của nó có thể để lại cho trẻ.

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

1. Triệu chứng nhận biết bệnh hắc lào ở trẻ

So với các bệnh ngoài da khác, thì bệnh hắc lào là bệnh tương đối dễ nhận biết ở trẻ. Bệnh hắc lào trên da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có một số dấu hiệu giúp nhận biết như:

- Cha mẹ quan sát trên da trẻ nếu có dấu hiệu mẩn đỏ xuất hiện. Ngoài ra, trên nền da trẻ còn có thể xuất hiện tình trạng mụn nước.

- Vùng da bị bệnh hắc lào ở trẻ thường có ranh giới khá rõ ràng với những vùng da khác. Xung quanh vùng da bị bệnh hắc lào thường ửng đỏ dạng giống đồng tiền hoặc tròn.

- Những vùng da phổ biến mà bệnh hắc lào hay xuất hiện thường sẽ là ở vùng bẹn, lưng, ngực, chân, tay và các nếp gấp trên cơ thể... Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh hắc lào cũng có thể xuất hiện ở đầu, mặt,...

- Khi xuất hiện trên da, bệnh hắc lào cũng có dấu hiệu lan rộng dần từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể trẻ.

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ

Da tiếp xúc với da

Trẻ có thể bị nhiễm nấm khi tiếp xúc trực tiếp với một người mắc bệnh hắc lào như giữ tay hoặc chạm vào vết xước, hay vết nổi ban của người đó. Đặc biệt là thói quen bế ẵm trẻ khi đến thăm hỏi có thể gây ra rất nhiều bệnh da liễu cho trẻ trong đó có bệnh hắc lào.

Tiếp xúc với các vật dụng hàng ngày

Những vết thương của trẻ có thể mở đường cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể rất nhanh khi chúng luôn có sẵn ở mọi nơi như đồ chơi, ga trải giường, khăn tắm, quần áo cũng có thể khiến cho trẻ bị mắc phải bệnh hắc lào.

Dùng chung đồ vật với người bệnh

Nếu cha mẹ có thói quen dùng khăn tắm, khăn choàng, mũ chung với người bị bệnh hắc lào thì nguy cơ trẻ có thể mắc bệnh là rất cao.

Qua vật nuôi

Nếu nhà có nuôi vật nuôi, thì những vật nuôi quen thuộc như mèo, chó có thể truyền vi khuẩn nấm sang cho người rất nhanh gây bệnh hắc lào. Trẻ nhỏ dù tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp đều có nguy cơ bị mắc bệnh.

Ngoài các nguyên nhân trên, thì còn có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh hắc lào của trẻ nhỏ gồm có:

- Khí hậu nóng ẩm có thể là điều kiện giúp cho vi nấm phát triển gây ra bệnh hắc lào.

- Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu.

- Một số chuyên gia, bác sĩ cho rằng một số trẻ có xu hướng bị di truyền nhiễm bệnh hắc lào từ bố mẹ.

- Ngoài ra, trẻ nhỏ nếu ra mồ hôi quá nhiều cũng làm dễ tăng nguy cơ bị bệnh hắc lào vì đây là môi trường thuận lợi cho nấm có cơ hội phát triển.

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

3. Cách trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh

Do da trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc bôi ngoài da cho trẻ vì có thể gây ra tác dụng phụ. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc trị bệnh hắc lào phù hợp với trẻ.

Thông thường, điều trị bệnh hắc lào cũng giống như một số bệnh ngoài da do vi nấm sẽ thường áp dụng các nhóm thuốc điều trị nấm ngoài da như:

- Các thuốc trị nấm ở dạng kem bôi như: Antimycose, BSA, ASA, hoặc BSI,... là những nhóm thuốc thường được dùng để cải thiện tình trạng bị nấm ngoài da, giúp điều trị các bệnh do vi nấm gây ra như bệnh hắc lào. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý nhóm thuốc này cũng có một số tác dụng phụ như: có thể gây rát ngoài da, lột da và gây ra một số vết sạm trên da.

- Ngoài ra, một số loại thuốc kháng nấm tại chỗ có dẫn xuất từ imidazole có thể được sử dụng để giúp cải thiện tình trạng bệnh hắc lào cho trẻ. Nổi bật là một số loại thuốc có dẫn xuất như Clotrimazole, Econazole, Miconazole, Ketoconazole. So với các thuốc dạng bôi, nhóm thuốc này thường ít gây ra tác dụng phụ như lột da, hay viêm tấy nhưng thuốc cũng có thể gây ra một số kích ứng nhẹ cho trẻ.

4. Phòng ngừa bệnh hắc lào cho trẻ

- Cha mẹ nên theo dõi trẻ thường xuyên, khi thấy quần áo của trẻ bẩn nên thay ngay cho trẻ vừa là để phòng bệnh hắc lào và các bệnh ngoài da khác.

- Khi trẻ đã bị mắc bệnh hắc lào tốt nhất nên cách ly trẻ để tránh lây lan sang người khác. Không nên để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh hắc lào.

- Ngoài ra, không nên cho trẻ dùng chung đồ với người đang bị bệnh hắc lào.

Bệnh hắc lào tuy không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ, tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần chú ý các triệu chứng để sớm phát hiện bệnh ở trẻ. Khi phát hiện ra trẻ bị mắc bệnh hắc lào nếu áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà không khỏi thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để điều trị bệnh kịp thời giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!