Cậu bé 5 tuổi nhập viện “như xác ướp” vì bệnh lạ có nguy cơ tử vong cao, dấu hiệu ban đầu chỉ là vết mẩn đỏ nhỏ sau tai

Cần biết - 03/28/2024

Cậu bé 5 tuổi này đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi nổi một vết mẩn đỏ nhỏ phía sau tai.

Bà mẹ Carly, 30 tuổi, lần đầu tiên nhận thấy con trai 5 tuổi của mình là Ollie Williams không được khoẻ khi đang dùng bữa tại cửa hangnf McDonald vào hồi tháng 5 vừa qua. Bà phát hiện thấy một vết mẩn đỏ nhỏ sau tai con nhưng chỉ một tiếng sau những vết mẩn đỏ lan ra toàn bộ cơ thể của Ollie và bắt đầu phồng rộp.

Carly cảm thấy rất lo lắng và đã gọi cho bệnh viện, nhưng các bác sĩ lại cho rằng Ollie chỉ bị nhiễm một loại 'virus' thông thường và chỉ cần điều trị bằng Calpol (thuốc hạ sốt giảm đau rất phổ biến dành cho trẻ em ở Anh).

Cậu bé 5 tuổi nhập viện “như xác ướp” vì bệnh lạ có nguy cơ tử vong cao, dấu hiệu ban đầu chỉ là vết mẩn đỏ nhỏ sau tai

Cậu bé 5 tuổi nhập viện “như xác ướp” vì bệnh lạ có nguy cơ tử vong cao, dấu hiệu ban đầu chỉ là vết mẩn đỏ nhỏ sau tai

Ollie bắt đầu xuất hiện những vết mẩn đỏ phía sau tai, nhưng chỉ một giờ sau chúng đã lan ra khắp cơ thể của cậu bé.

Mãi cho đến khi Carly gọi bác sĩ gia đình vào sáng hôm sau, Ollie được đưa đến Bệnh viện Basingstoke và ngay lập tức rơi vào tình trạng hôn mê. Cậu bé được chẩn đoán mắc hội chứng Stevens-Johnson - một chứng rối loạn nghiêm trọng, hiếm gặp ở da và màng, thường là phản ứng với thuốc hoặc nhiễm trùng.

Ollie tiếp tục hôm mê hai tuần sau đó, trong khi các bác sĩ cố gắng kiểm soát các vết bỏng lan khắp mặt, cơ thể cậu bé và thông báo cho cha mẹ Ollie Williams biết hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Bà Carly cho hay: 'Các bác sĩ hoàn toàn lúng túng. Chỉ có hai y tá và một bác sĩ đã thấy một trường hợp khác trước đó'.

Sau đó cậu bé được chuyển tới Bệnh viện Hoàng gia Bristol - nơi các bác sĩ quấn băng lên người Ollie 'giống như một xác ướp', mọi chuyện cũng dần khả quan hơn, nhưng Ollie lại bị nhiễm trùng huyết, điều này khiến cậu bé 5 tuổi một lần nữa phải chiến đấu để giành lấy sự sống của mình.

Hai tháng sau, Ollie cuối cùng cũng ổn và được trở về nhà nhưng những vết sẹo thì sẽ đi theo cậu bé suốt cả cuộc đời.

Cậu bé 5 tuổi nhập viện “như xác ướp” vì bệnh lạ có nguy cơ tử vong cao, dấu hiệu ban đầu chỉ là vết mẩn đỏ nhỏ sau tai

Ollie có một người anh sinh đôi, điều này khiến cho việc hoà nhập với gia đình của cậu bé trở nên khó khắn hơn khi cơ thể của Ollie phải chung sống với những vết sẹo đến hết cuộc đời.

Bà mẹ Carly tâm sự rằng: 'Đó là thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Chúng tôi thực sự nghĩ rằng mình sẽ mất con trai. Ollie là một cậu bé hoàn toàn khỏe mạnh và trong vài giờ mọi thứ đã không còn được như vậy'.

Cậu bé 5 tuổi nhập viện “như xác ướp” vì bệnh lạ có nguy cơ tử vong cao, dấu hiệu ban đầu chỉ là vết mẩn đỏ nhỏ sau tai

Ollie sau khi được trở về nhà và chung sống với bố mẹ.

Hiện tại, Ollie đang học cách đi bộ một lần nữa với sự trợ giúp của nạng và những chuyến vật lí trị liệu hàng tuần.

Carly nói: 'Nếu không có bác sĩ và y tá thì Ollie sẽ không ở đây. Tôi không thể cảm ơn họ đủ. Ollie thực sự là đứa con trai kỳ diệu của chúng tôi'.

Hội chứng Steven-Johnson là gì?

Cậu bé 5 tuổi nhập viện “như xác ướp” vì bệnh lạ có nguy cơ tử vong cao, dấu hiệu ban đầu chỉ là vết mẩn đỏ nhỏ sau tai

Triệu chứng mắc bệnh Steven-Johnson

- Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, đau đầu mệt mỏi, viêm họng, viêm miệng.

- Xuất hiện mụn nước ở môi, lưỡi, niêm mạc miệng, xung quanh miệng.

- Ở da, xuất hiện các mụn, bọng nước, trợt da, xuất huyết ở mặt tay, chân. Sau đó, xuất hiện các tổn thương ban đỏ toàn thân, kèm theo viêm ở một hoặc tất cả các hốc tự nhiên của cơ thể như miệng, mũi, kết mạc, niệu đạo, âm đạo, hậu môn.

- Ở mắt xuất hiện viêm kết mạc hai bên, loét giác mạc. Ở mũi có các triệu chứng viêm mũi, xung huyết, chảy máu mũi.

- Có nhiều cơ quan bị ảnh hưởng, sự hoại tử và tợt xảy ra ở cả khí quản, phế quản, thận, ruột...

Ngoài ra, người mắc hội chứng này cũng có thể bị viêm phế quản, khí phế thủng dưới da, suy hô hấp, rối loạn tiêu hóa, chứng lo âu, chứng nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt hoặc khô mắt, giảm thị giác,…

Cách phòng tránh bệnh Stevens-Johnson

- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý uống các thuốc không được kê đơn, không tự ý bỏ liều, ngừng sử dụng thuốc.

- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy có bất kì triệu chứng bất thường nào, đặc biệt sốt cao, viêm miệng, phải tới các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.

- Khám sức khỏe theo định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe.

(Nguồn: The Sun)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!