Sau khi đi tắm biển, trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ và ngứa ngáy gây cảm giác rất khó chịu. Bạn muốn biết nguyên nhân tại sao, bị bệnh gì và phải xử lý như thế nào. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Lily & WeCare để có cách giải quyết phù hợp nếu bạn không may gặp phải.
Sau khi tắm biển bị ngứa, nổi mẩn đỏ
Bạn đọc gặp phải rắc rối nghiêm trọng có chia sẻ với Lily & WeCare: Cách đây 2 hôm tôi có đi tắm biển. Ngay khi tắm xong thì không có cảm giác gì nhưng sau một đêm thì cánh tay, ngực tôi bỗng nổi lên những chấm màu đỏ, rất ngứa. Sang ngày tiếp theo thì lại thấy nhiều hơn ở sau đầu gối. Các chấm này khá rời nhau, ngứa, khi nặn ra có giọt nước nhỏ. Vậy tôi bị bệnh gì, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân cho biết, trường hợp bạn đi tắm biển về xuất hiện mẩn ngứa, có thể do vô tình chạm phải sứa biển, nơi bị sứa bám vào nổi mẩn đỏ, ngứa. Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Khi vồ mồi, chúng sử dụng cả chân và râu túm lấy mồi, đồng thời tiết ra độc tố làm cho con vật chết ngay. Nếu sứa vồ phải người hoặc vô tình chạm phải sẽ bị dị ứng.
Bạn chỉ bị mẩn đỏ và ngứa, không có biểu hiện khác kèm theo nên mới bịdị ứng ở thể nhẹ. Bạn chỉ cần uống thuốc kháng Histamin, canxi, vitamin C là các biểu hiện mẩn ngứa sẽ giảm và hết. Có thể dùng Phenergan bôi tại chỗ. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều hoa quả, uống nước cam, chanh để nhanh đào thải độc tố ra ngoài. Trong tình huống bạn thấy xuất hiện các biểu hiện kèm theo như nổi mề đay toàn thân, phù quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu, tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè, thanh quản phù gây khó thở, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi thì phải đến viện ngay để được hồi sức và chống sốc.
Một số lưu ý khi bị dị ứng
Ngoài những phương pháp bác sĩ Nguyễn Thị Vân chia sẻ bên trên, bạn đọc cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Không nên sử dụng
- Thực phẩm giàu chất đạm: Những thực phẩm giàu chất đạm là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, trong đó phải kể đến như hải sản, tôm, cua, thịt bò, thịt gà, lạc...
- Gia vị, thực phẩm cay nóng: Dị ứng lan rộng khắp người nên giảm đường, muối vì có thể làm tăng phản ứng mẫn cảm.
- Các chất kích thích: Tuyệt đối tránh xa các loại kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá,...
Nên thực hiện
- Bổ sung vitamin A, B, C và chất sắt để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Sinh hoạt lành mạnh: Song song với việc ăn uống hợp lý nên có lối sống lành mạnh bằng cách vận động, tập thể dục thường xuyên để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, nên ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái.
Ngoài việc sử dụng thuốc, việc kiêng kỵ trong ăn uống, sinh hoạt cũng có tác dụng rất quan trọng. Vì thế bệnh nhân nên chú trọng song song giữa việc chăm sóc bản thân, dùng thuốc theo chỉ định và phòng bệnh.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!