Bệnh ghẻ ngứa là một chứng bệnh viêm da không có gì quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy đây là căn bệnh vô cùng dễ chữa trị nhưng tuyệt đội đừng coi thường bệnh ghẻ. Những biến chứng và tác hại của căn bệnh này là vô cùng nguy hiểm và đôi khi là ảnh hưởng tới tính mạng. Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu về căn bệnh này cũng như những tác hại nguy hiểm của nó mà ít người biết tới.
Bệnh ghẻ ngứa là gì?
Ghẻ ngứa do một loại ký sinh trùng gây ra mà dân gian thường gọi là cái ghẻ. Chúng có kích thước từ 0,3mm – 0,5mm. Những con cái ghẻ thường thâm nhập vào bề mặt da và chúng đào những rãnh nhỏ trên đó, những rãnh nhỏ này (hay còn gọi là hầm) là nơi chúng ẩn nấp và đẻ trứng. Sau một chu kỳ thời gian nhất định, trứng nở thành ấu trùng ghẻ, sau đó phát triển thành con ghẻ trưởng thành và tiếp tục gây bệnh.
Bệnh ghẻ ngứacó đặc trưng là lây lan rất nhanh qua tiếp xúc với cơ thể bệnh nhân, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân. Đặc biệt, ở những vùng đông đúc có tập trung nhiều người sinh sống, môi trường ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém... là một trong những điều kiện thuận lợi nhất để bệnh phát triển mạnh hơn.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh ghẻ ngứa thường không rõ ràng như mọi người thường nghĩ, chúng không gây ngứa ngay lập tức. Ít nhất là trong vòng 2 tuần đầu khi nhiễm bệnh, thi thoảng người bệnh mới thấy ngứa và tình trạng ngứa cũng không nghiêm trọng. Chính vì vậy, có nhiều người thường nhầm lẫn bệnh ghẻ ngứa với bệnh Eczema hóa, bội nhiễm hoặc ghẻ vảy.
Ghẻ ngứa thường có biểu hiện đặc trưng là gây ngứa cho người bệnh và đặc biệt là ngứa dữ dội vào ban đêm. Nếu thời tiết thay đổi, trời nóng bức và khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi (lao động, chơi thể thao) thì bệnh sẽ phát tác nghiêm trọng hơn.
Ghẻ ngứa thường tạo thành các mụn nước nhỏ trên da, những vùng da bị nổi mẩn đỏ và tập trung chủ yếu ở những vùng như kẽ ngón tay, lòng bàn tay, cổ tay, thắt lưng, bẹn đùi, bộ phận sinh dục, kẽ hậu môn... Đặc biệt, đối với trẻ em dưới 2 tuổi, tình trạng ghẻ có thể xuất hiện toàn thân.
Những tác hại nguy hiểm của bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ nếu được phát hiện và chữa trị sớm thì hoàn toàn có thể biến mất nhanh chóng. Nhưng đừng coi thường bệnh ghẻ mà tiến hành chậm trễ việc chữa bệnh. Những tác hại của chúng gây ra sau đây là điều vô cùng đáng lưu tâm:
- Bệnh ghẻ nếu phát hiện muộn có thể biến chứng thành hiện tượng chàm hóa da, viêm da...
- Bệnh ghẻ phát ngứa vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Điều này dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng và khiến sức khỏe suy giảm.
- Bệnh ghẻ có đặc trưng là gây ngứa dữ dội khiến người bệnh thường xuyên phải gãi ngứa, cào da chỗ chứa khiến tạo ra các vết thương hở trên da, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm cầu thận cấp tính, nhiễm trùng máu...
- Các biến chứng nguy hiểm của bệnh ghẻ là khiến người bệnh bị đau vùng thắt lưng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, gây tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp, phù não....
- Ở cơ quan sinh dục, bệnh ghẻ có thể gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục dẫn tới lây nhiễm ghẻ đến các vùng xung quanh.
Phương pháp chữa trị bệnh ghẻ
Thuốc Đông y
Dân gian thường sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên dùng để tắm hay bôi lên vùng da bị ghẻ. Điển hình như một số loại tinh dầu thảo dược như dầu tràm, dầu bạc hà, dầu mù u... và một số loại cây thảo dược như cây ba gác, lá đào... hoặc nhựa cây máu chó để bôi...
Thuốc Tây y
Có một số loại thuốc trị ghẻ như: D.E.P, benzyl benzoate, permethrin, lindane... Các loại thuốc này đều là thuốc bôi nhưng khi sử dụng thì nhất định cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để chữa trị hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Cần lưu ý
- Các thuốc trị bệnh ghẻ ngứa thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ, thuốc xịt hay thuốc uống. Trước khi sử dụng các dạng thuốc này thì nhất định cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Chú ý phát hiện dấu hiệu của bệnh và điều trị sớm để bệnh chóng khỏi và ít lây lan. Không tự ý sử dụng bất kỳ dạng thuốc nào kể trên. Đồng thời làm sạch cơ thể trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc trị ghẻ nào.
- Đảm bảo đồ dùng cá nhân (quần, áo, màn, chăn, chiếu, gối...) và môi trường sống luôn được sạch sẽ, thoáng mát.
- Rửa tay thường xuyên là biện pháp đơn giản và hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh ghẻ.
- Nên tập hợp điều trị cho tất cả những ai đang bị ngứa do ghẻ trong cùng một môi trường sống như gia đình, lớp học, phòng trọ... để tránh tình trạng lây nhiễm tái phát.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày và đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh (đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm).
Đừng coi thường bệnh ghẻ chính là điều mà mọi người nên nhớ trước căn bệnh này. Tuy dễ chữa trị nhưng lại vô cùng nguy hiểm khi để xảy ra biến chứng. Hãy tích cực trong việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ và làm sạch môi trường sống xung quanh để hạn chế tối đa điều kiện mắc bệnh bạn nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Trầm Hương
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!