Bị zona ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

Kiến Thức Y Học - 04/19/2024

Bệnh zona thần kinh là một căn bệnh thường gặp, do một loại virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh gây ra tình trạng ngứa rát và lở loét tại vùng da bị bệnh. Bệnh zona có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Ngay cả những bộ phận nhạy cảm. Vậy khi bị zona ở bộ phận sinh dục phải làm sao? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Bệnh zona thần kinh là một căn bệnh thường gặp, do một loại virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh gây ra tình trạng ngứa rát và lở loét tại vùng da bị bệnh. Bệnh zona có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Ngay cả những bộ phận nhạy cảm. Vậy khi bị zona ở bộ phận sinh dục phải làm sao? Hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Bị zona ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

Bệnh zona là gì?

Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra. Đây là một loại virus gây bệnh thủy đậu. Do đó những người đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ có nguy cơ bị zona cao hơn những người khác. Ngay cả sau khi bệnh thủy đậu đã được chữa khỏi, virus varicella-zoster vẫn có thể tồn tại trong hệ thần kinh của người bệnh. Sau đó chờ đến khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái hoạt động và gây ra bệnh zona.

Bị zona ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

Bệnh zona thực chất là một căn bệnh nhiễm trùng do virus được đặc trưng bởi dấu hiệu phát ban ngoài da gây đau rát. Bệnh có biểu hiện là một dải mụn nước xuất hiện ở một bên của cơ thể, thường ở lưng, cổ, cánh tay,.... Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều khó khăn và rắc rối cho người bệnh.

Đối tượng thường mắc bệnh zona là những người trên 50 tuổi hoặc trẻ em có hệ thống miễn dịch kém. Bệnh này có thể kéo dài 3 - 4 tuần từ khi bắt đầu cho đến khi khỏi bệnh.

Triệu chứng của bệnh zona

Bệnh zona thường có những triệu chứng cơ bản như sau:

  • Bệnh thường gây cảm giác đau rát, sau đó sẽ xuất hiện các nốt phát ban đỏ.
  • Khoảng 3-4 ngày sau khi phát bệnh, trên vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện những vết sưng, mẩn đỏ. Trong thời gian này nếu không phát hiện sớm và điều trị bệnh thì các vết sưng sẽ trở nên phồng rộp, sưng đỏ và dễ vỡ, có thể bao trùm khắp lưng, ngực hoặc trên mặt.
  • Các vết da rộp thường sẽ đóng vảy cứng và tự mất đi sau khoảng 10 ngày phát bệnh. Khi lớp vảy bong ra càng sớm thì cảm giác đau đớn càng kéo dài hơn so với bình thường.

Bị zona ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

  • Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác đặc biệt là mắt, dẫn đến sưng mí mắt, hai mắt dính chặt vào nhau, đỏ và thấy đau mắt. Bệnh có thể dẫn đến hình thành sẹo ở giác mạc mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Nặng hơn, nó có thể dẫn đến mù loà.
  • Bên cạnh đó người bệnh sẽ có các dấu hiệu khác như: Sốt, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, yếu cơ,...

Bị zona ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

Khi bị zona ở bộ phận sinh dục bạn cũng cần phải được điều trị cẩn thận và đúng cách bằng các phương pháp như sau:

  • Trước tiên việc ngứa rát ở bộ phận sinh dục cũng chưa chắc chắn đó có phải bệnh zona hay không. Do đó điều đầu tiên bạn cần làm đó là đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám và đưa ra kết luận cụ thể. Từ đó mới xác định được phác đồ điều trị một cách chính xác và khoa học nhất cho bạn.
  • Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng đó là Acyclovir, Famciclovir và Valacyclovir giúp đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh zona. Thuốc sẽ đạt hiệu quả cao nếu như bạn dùng sau 3 ngày đầu bị phát ban. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thuốc có chứa chất steroit như Acetaminophen hay Ibuprofen để giảm đau và tiêu sưng.
  • Sử dụng kèm theo các loạithuốc bôi sinh dục theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh bị virus lan sâu vào máu.
  • Bạn không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh bởi có thể gây ảnh hưởng đến gan, dẫn đến hội chứng Reye.
  • Hãy nhớ tắm rửa thường xuyên bằng nước mát để giảm cảm giác ngứa ngáy và giúp cơ thể được sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, tránh tắm rửa hay dội nước vào vết thương, thay vào đó nên sử dụng nước muỗi loãng hoặc nước chanh pha loãng. Sau khi tắm xong bạn nên giữ cho vùng kín được khô thoáng rồi mới mặc quần áo.
  • Tránh xa các loại đồ nếp, thức ăn cay trong thời gian điều trị bệnh zona ở bộ phận sinh dục.

Bị zona ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

  • Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn nên rửa vùng kín bằng nước muỗi loãng hoặc nước chanh loãng để diệt khuẩn.
  • Tuyệt đối không được gãi ngứa bởi nó có thể để lại sẹo và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát. Bên cạnh đó sẽ để lại sẹo trên làn da của bạn.
  • Những phương pháp chữa bệnh truyền miệng như đắp đỗ xanh hay gạo nếp lên vùng da bị zona vẫn chưa được kiểm chứng độ an toàn, do đó bạn không nên sử dụng.
  • Khi bị zona ở bộ phận sinh dục bạn cũng nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi chữa khỏi bệnh để tránh làm lây nhiễm sang bạn tình.

Trên đây là một vài thông tin về bệnh zona ở bộ phận sinh dục mà bạn có thể tham khảo. Việc điều trị sớm và đúng cách sẽ khiến virus zona không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, đồng thời cũng giúp bệnh nhanh khỏi và tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Phương Hoa

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!