Bác sĩ Ngoan khám cho bênh nhi.
Bác sĩ Phạm Thị Ngoan, Chuyên khoa Nội nhi, trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa An Việt Viêm màng não do não mô cầu là bệnh do vi khuẩn não mô cầu gây ra. Vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào cơ thể, tấn công não gây viêm não hoặc viêm màng não. Biểu hiện của bệnh viêm màng não do não mô cầu bao gồm:
· Sốt cao từ 39 - 40 độ C
· Đau đầu dữ dội
· Người mệt mỏi, lừ đừ
· Chóng mặt
· Buồn nôn và nôn
· Thóp bị phồng bất thường (biểu hiện gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi)
Theo bác sĩ Ngoan những biểu hiện trên dễ bị nhầm lẫn bởi ốm sốt thông thường, vì thế người bệnh thường chủ quan, không đến bệnh viện thăm khám, khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm. Do não bị tổn thương nên bệnh diễn biến rất nhanh. Đó chính là một trong những lí do khiến viêm màng não mô cầu trở thành căn bệnh nguy hiểm, có khả năng tử vong cao.
Tiêm chủng phòng não mô cầu được xem là cách phòng bệnh tốt nhất. Viêm màng não não do não mô cầu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là do 3/13 chủng của vi khuẩn này gây ra. Bao gồm: chủng A, B, C. Tương ứng với đó, có 2 loại vắc xin viêm màng não do não mô cầu là vắc xin viêm màng não A,C và vắc xin viêm màng não B,C. Trước có vắc xin viêm màng não mô cầu A,C nhưng hiện nay chỉ còn vắc xin phòng viêm màng não mô cầu B,C.
Vắc xin viêm màng não BC giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu tuýp B và tuýp C gây ra. Lịch tiêm vắc xin viêm màng não B,C cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên - người lớn dưới 45 tuổi, mỗi trẻ cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6 - 8 tuần.
Bên cạnh việc tiêm vắc xin, bác sĩ Ngoan cho rằng cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày, giữ cho nơi ở thông thoáng.
Ngoài tiêm vắc xin viêm màng não do mô cầu, bác sĩ Ngoan nhấn mạnh mùa hè cha mẹ cần ưu tiên tiêm cho trẻ thêm vắc xin viêm não Nhật Bản nếu trẻ chưa được tiêm.
Viêm não Nhật Bản không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân viêm não Nhật Bản, vì vậy việc tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản giúp trẻ phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh cũng như các rủi ro do bệnh lý gây ra.
Do đó các chuyên gia Y tế khuyến cáo các phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản vào những thời điểm sau:
Mũi tiêm đầu tiên: Khi trẻ 12 tháng tuổi.
Mũi tiêm thứ 2: Sau khi tiêm mũi đầu tiên từ 1 đến 2 tuần.
Mũi tiêm 3: Sau mũi tiêm đầu tiên tối thiểu là 1 năm.
Sau 3 mũi tiêm này, các bậc phụ huynh vẫn nên cho trẻ đi tiêm nhắc lại 3 năm/lần cho đến khi trẻ 15 tuổi.
Thông thường trước khi tiến hành thủ tục tiêm, trẻ sẽ được khám sàng lọc về sức khỏe, được tư vấn và dặn dò về lịch tiêm chủng…
Sau khi tiêm trẻ cần được các bác sĩ và điều dưỡng theo dõi phản ứng trong vòng 30 phút để đảm bảo tình trạng ổn định nhất cho trẻ.
Bác sĩ Phạm Thị Ngoan khuyến cáo khi về nhà nhiều trẻ có dấu hiệu sưng đau cha mẹ đắp vào vết tiêm rất nguy hiểm, vì thế, trong mọi trường hợp cha mẹ không nên đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm của trẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!