Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư đường ruột có liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Trong đó, chế độ ăn giàu chất béo, giàu protein, ăn ít chất xơ… gây nguy hiểm trực tiếp đến đường ruột.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc ung thư ruột cao thường trên 50 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những người mắc bệnh đã được thống kê ở độ tuổi trẻ hơn. Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trên khắp châu Âu, tỷ lệ mắc ung thư ruột ở những người trẻ tuổi từ 20 - 39 đang gia tăng, vì thế mà ai cũng nên chú ý đến thói quen ăn uống để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 3 loại thịt dưới đây có liên quan mật thiết đến ung thư đường ruột. Vì vậy nếu ăn cần phải có liều lượng, tuyệt đối không ăn nhiều:
Thịt đỏ
Ảnh minh họa
Thịt đỏ là thịt gia súc, bao gồm thịt cơ bắp và nội tạng của lợn, bò, dê… Theo kết quả nghiên cứu gần 500.000 người được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế vào tháng 4/ 2019 cho thấy, cứ ăn 50 gram thịt đỏ mỗi ngày tương đương với một miếng thịt bò hoặc thịt cừu dày, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 18%.
Theo một nghiên cứu khác, những người ăn thịt đỏ và thịt chế biến từ bốn lần trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư ruột cao hơn những người ăn thịt đỏ và chế biến ít hơn hai lần một tuần.
Theo các chuyên gia, việc này không có nghĩa là cắt bỏ hoàn toàn thịt đỏ mà cần giảm số lần cũng như lượng thịt ăn vào cơ thể.
Thịt chế biến sẵn
Ảnh minh họa
Các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều phải trải qua quá trình tẩm ướp, sấy khô, lên men, hun khói hoặc các cách xử lý khác để làm tăng hương vị hoặc kéo dài thời hạn sử dụng. Chất béo trong thịt chế biến sẵn có thể là một trong những yếu tố gây ung thư đường ruột. Ngoài ra, các sản phẩm thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, lạp xưởng được thêm muối và nitrite trong quá trình sản xuất.
Nitrite cùng kết hợp với các amin bị phân hủy bởi protein có thể hợp thành chất gây ung thư 'nitrosamine'. Nghiên cứu được công bố trên Dịch tễ học quốc tế vào tháng 4/ 2019 cho thấy cứ 25 gram thịt chế biến mỗi ngày, tương đương với một miếng thịt xông khói hoặc giăm bông, làm tăng 19% nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Thịt nướng
Ảnh minh họa
Khi được nướng trên ngọn lửa, chất béo của thịt nướng rơi xuống than củi đốt, tạo ra các chất gây ung thư hydrocarbon thơm đa vòng, chẳng hạn như benzopyrene [B (a) P], sau khi các chất này tích tụ trong cơ thể có thể sẽ gây ung thư dạ dày, ung thư ruột… Theo khuyến cáo, lượng benzopyrene trong cơ thể người không được vượt quá 10 microgam mỗi ngày. Vì vậy, những người thích ăn thịt nướng cần phải chú ý.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thịt trong quá trình hun khói, nướng, chiên đều tạo ra các amin dị vòng. Các amin dị vòng có thể gây đột biến ở niêm mạc đại tràng của con người dẫn đến ung thư ruột kết.
Xây dựng chế độ ăn để phòng ngừa ung đường tiêu hóa
- Không dùng quá nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật.
- Bổ sung thật đầy đủ nước, chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi… Những chất này làm loãng chất sinh ung thư trong phân, làm giảm thời gian ứ đọng phân trong lòng ruột, đồng thời sinh ra những vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Có chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư ruột ở giai đoạn III đã mổ, luyện tập aerobic thường xuyên góp phần làm giảm nguy cơ tái phát.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!