Cắt bỏ 'núi đôi' không giúp kéo dài tuổi thọ

Kỹ năng sống - 05/06/2024

Mà cắt bỏ một vú có tỷ lệ tử vong cao hơn so với 2 phương pháp còn lại.

Ngày nay, khi phải đối mặt với chẩn đoán ung thư vú, bạn may mắn có nhiều lựa chọn điều trị hơn trước đây. Nghiên cứu mới này được thực hiện để xác định số phụ nữ chọn các cách điều trị khác nhau và xem xét sự khác biệt về tỷ lệ sống thêm.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí JAMA, Journal of the American Medical Association ngày 2/9, cho thấy trong khi việc phẫu thuật cắt bỏ ‘núi đôi’ ngày càng phổ biến thì dường như nó không làm tăng tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu một cơ sở dữ liệu phụ nữ ở California có chẩn đoán ung thư vú giai đoạn đầu chỉ một bên ngực trong 10 năm qua. Những phụ nữ này được so sánh với những người đã cắt bỏ một bên vú, những người cắt bỏ 2 vú và những người đã phẫu thuật bảo tồn vú và điều trị tia xạ. Họ đã theo dõi hơn 189.000 phụ nữ ít nhất 7 năm.

Cắt bỏ 'núi đôi' không giúp kéo dài tuổi thọ

Điều thú vị là phẫu thuật cắt bỏ 2 vú trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt ở nhóm phụ nữ dưới 40 tuổi.

'Tỷ lệ cắt bỏ 2 vú để điều trị bệnh ung thư một bên vú đã tăng 14%/năm', đồng tác giả, bác sĩ Allison Kurian, Trường Đại học Y khoa Stanford cho biết.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên là việc phẫu thuật không mang lại tỷ lệ sống thêm cao hơn. 'Những phụ nữ đã cắt bỏ cả 2 vú có tỷ lệ sống thêm không cao hơn những người lựa chọn 2 phương thức phẫu thuật còn lại', đồng tác giả, tiến sĩ Scarlett Gomez thuộc Viện Nghiên cứu phòng ngừa Ung thư California khẳng định. Thực tế là không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa cắt bỏ cả 2 vú và phẫu thuật bảo tồn vú cùng với điều trị tia xạ.

Tuy nhiên, cắt bỏ một vú có tỷ lệ tử vong cao hơn so với 2 phương pháp còn lại. Theo nghiên cứu, có thể là do những biến số bên ngoài.

Cụ thể là, họ thấy những phụ nữ cắt bỏ cả 2 vú thường là người da trắng, có điều kiện kinh tế-xã hội cao hơn, trong khi phụ nữ cắt bỏ một vú là dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế-xã hội và bảo hiểm thấp hơn.

Phụ nữ cắt bỏ một vú cũng ít có khả năng được điều trị tại những viện chuyên về ung thư và khó được tiếp cận những phương pháp chăm sóc đảm bảo chất lượng. Do đó, những ca phẫu thuật một vú thường có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Việc cắt bỏ dự phòng đối bên (phẫu thuật cắt bỏ vú không bị ung thư) chỉ làm tăng 0,13-0,59 năm tuổi thọ của phụ nữ ung thư vú giai đoạn I và 0,08-0,29 năm đối với phụ nữ ung thư vú giai đoạn II. Thêm vào đó, tỷ lệ sống thêm 20 năm của những phụ nữ dùng phương pháp phẫu thuật này cao hơn chưa tới 1% so với những phụ nữ chọn cách bảo tồn vú lành.

Cắt bỏ 'núi đôi' không giúp kéo dài tuổi thọ

Với phần lớn phụ nữ không có yếu tố di truyền (như đột biến gen BRCA), bị ung thư một bên vú không làm cho nó tiến triển sang vú còn lại. Cơ hội sống thêm là 2-4% sau phẫu thuật 5 năm.

'Mặc dù tỷ lệ phẫu thuật cắt bỏ cả 2 vú tăng lên đáng kể ở tiểu bang California trong 10 năm qua, vẫn không có gì đảm bảo khả năng sống thêm cao hơn cho chị em sau phẫu thuật', Kurian nói.

'Thậm chí là phẫu thuật còn đem lại tỷ lệ biến chứng cao hơn', Kurian cho biết thêm.

Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn là cách an toàn và hiệu quả để giảm nguy cơ ung thư ở vú lành (ngay cả khi nó không tác động đáng kể đến tỷ lệ sống thêm). Hãy thảo luận với bác sĩ nếu bạn vẫn chưa hoàn toàn hiểu kỹ về nó. Điều quan trọng bạn nên biết đó là cắt bỏ cả 2 vú hoàn toàn không cần thiết nếu bạn và bác sĩ quyết định phẫu thuật bảo tồn vú cùng với điều trị tia xạ là lựa chọn tốt hơn.

Ông Kurian cho biết ngành y hy vọng cải thiện khả năng truyền thông cho bệnh nhân để giải thích rõ hơn về các lựa chọn điều trị, cách mà chúng tác động tới nguy cơ và tỷ lệ sống thêm của bạn.

Nguyễn Hòa (Theo womenshealthmag)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!