Cắt dạ dày giảm béo: Phương pháp này dành cho ai?

Cần biết - 03/29/2024

Béo phì được coi là bệnh và người bệnh phải điều trị suốt đời và nó giống như bệnh ung thư phải điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau mới có hiệu quả.

Cắt dạ dày giảm béo: Phương pháp này dành cho ai?

Căn bệnh nguy hiểm

Cao 1,52 mét, nặng 81 kg cân nặng luôn khiến chị Nguyễn Quỳnh Hoa (Vương Thừa Vũ, Hà Nội) luôn mặc cảm, tự ti.

Chị Hoa đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng không có tác dụng. Giảm ăn thì chị rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt nên chị không giảm áp dụng chế độ ăn uống. Các bài tập thể dục thì càng tập về nhà chị ăn càng nhiều và cân nặng tăng.

Chị Hoa cho biết, ngày chưa lập gia đình chị cũng béo mập nhưng sau sinh con chị tăng 21 kg và sinh xong cân nặng cứ thế tăng lên đến nay cán đích 81 kg. Chị Hoa đã hút mỡ hai lần và đều không giảm cân được như chị mong muốn.

Chị Hoa rất sợ béo, nó không chỉ khiến chị tự ti về hình thể mà còn lo lắng về bệnh tật. Đặc biệt, mẹ chị Hoa cũng từng bị ung thư vú phải phẫu thuật 4 năm trước nên chị càng lo lắng hơn. Chị đã xin tư vấn về phương pháp cắt dạ dày để điều trị béo phì với hi vọng giảm được 20 kg như chị đặt ra.

Cắt dạ dày giảm béo: Phương pháp này dành cho ai?

Nội soi cắt dạ dày để giảm béo

TS Võ Duy Long Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hoá, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết béo phì là tình trạng lượng mỡ tích lũy trong cơ thể tăng lên nhanh chóng và bất thường. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ chính thức công nhận béo phì là một loại bệnh vào năm 2013.

Bệnh béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ của sức khỏe. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tình trạng này đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, kể cả ở trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi. Bệnh béo phì xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó là vấn đề di truyền và ảnh hưởng của môi trường đối với bệnh béo phì.

Các nhà khoa học đã cho thấy gen đóng vai trò chính trong sự phát triển của bệnh béo phì ở một số cá nhân và trong cộng đồng. Tuy nhiên, với sự gia tăng số lượng bệnh nhân béo phì nhanh chóng, cho thấy rằng có sự ảnh hưởng đáng kể của các yếu tố môi trường đối với bệnh béo phì.

Đó là sự phát triển của công nghệ thực phẩm, giá rẻ, đa dạng, giàu calo và lối sống ít hoạt động thể chất. Béo phì ảnh hưởng tới các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ và rất nhiều bệnh lý khác.

Phẫu thuật cắt dạ dày

TS. Võ Duy Long cho biết, người ta định nghĩa béo phì dựa vào chỉ số BMI lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét)

BMI <> 25 là chỉ số bình thường, BMI 26 –> 30 thừa cân, BMI > 30 là béo phì, BMI > 40 béo phì nặng. Dựa vào chỉ số đó có bị thiếu cân hay béo phì.

Việc điều trị béo phì hiện nay có nhiều cách béo phì từ nội khoa đến ngoại khoa. Phương pháp được khuyến cáo nhiều nhất vẫn là nội khoa như ăn giảm, hạn chế tinh bột, dầu mỡ, tăng cường rau quả, tập thể dục đều đặn đây là những phương pháp tốt nhất để rèn sức khoẻ, giảm béo.

Cắt dạ dày giảm béo: Phương pháp này dành cho ai?

TS Võ Duy Long.

Còn việc điều trị nội soi cắt bớt dạ dày giảm béo, TS Long cho biết phương pháp này đã được áp dụng từ lâu được chỉ định cho bệnh nhân điều trị nội khoa không hiệu quả, không thể giảm trọng lượng cơ thể xuống được.

Phương pháp này chỉ định cho những bệnh nhân béo với chỉ số BMI khuyến cáo ở người Châu Á, béo phì không kèm bệnh lý đi kèm BMI > 37 mới thực hiện được phẫu thuật nội soi.

Ngoài ra, bệnh nhân bị đái tháo đường kèm béo phì chỉ số BMI > 27 là có chỉ định phẫu thuật. Với bệnh nhân béo phì việc điều trị nó không chỉ điều trị giảm béo cho người đó mà còn điều trị tiểu đường. Đây là lợi ích nhất cho bệnh nhân béo phì kèm đái tháo đường tuýp 2.

Phẫu thuật cắt nhỏ dạ dày để lượng thức ăn giảm hơn, khi bỏ 1 phần dạ dày sẽ giảm chất Ghrelin (một loại hóc môn tạo ra trạng thái thèm ăn hoặc tăng cảm giác ngon miệng).

Từ đó, giảm lượng thức ăn đưa vào hàng ngày và giúp bệnh nhân không còn muốn ăn nhiều như trước khi phẫu thuật. Từ 11 tháng đến 60 tháng sau mổ, bệnh nhân sẽ giảm được 50% - 70% khối lượng dư thừa trong cơ thể người bệnh.

Việc phẫu thuật nội soi cắt dạ dày, TS Long cho biết vẫn có một số biến chứng nhỏ vì bất cứ phẫu thuật nào cũng có biến chứng cả và tỷ lệ người ta chấp nhận được. Tỷ lệ biến chứng dưới 1% vết khâu khó liền. TS Long nhấn mạnh có thể biến chứng phải mổ lại, có những biến chứng chỉ điều trị nội khoa.

Theo TS Long điều trị béo phì giống như bệnh nhân ung thư phải điều trị đa mô thức từ phẫu thuật, chế độ ăn uống, vật lý trị liệu và bác sĩ tâm lý tư vấn người giảm béo trước mổ, sau mổ như thế nào… thậm chí cả bác sĩ thẩm mỹ để có thể cho bệnh nhân đạt được kết quả tốt nhất.

Người bệnh béo phì phải điều trị suốt đời không tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện thì có thể tăng cân trở lại.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!