Bệnh tay chân miệng là một căn nguy hiểm đối với trẻ em khi vào mùa nóng. Những biến chứng như: viêm màng não, viêm não có thể dẫn tới tử vong hoặc di chứng lâu dài đến trẻ. Tuy rất nguy hiểm nhưng hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin dự phòng vì thế việc phòng tránh bệnh phải được ưu tiên hàng đầu.
Bệnh tay chân miệng là bệnh như thế nào?
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh nhiễm vi rút cấp tính, bệnh thường phát sinh ở trẻ nhỏ và có khả năng trở thành dịch bệnh.
Khi mắc bệnh dấu hiệu thường thấy là sốt cao, da bị tổn thương chủ yếu là các vùng da tay chân và trong khoang miệng. Các nốt phồng rộp như dạng bỏng nước. Bệnh tay chân miệng là một bệnh phổ biến ở các nước châu Á.
Nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây ra do các virut đường ruột gồm có Coxackie, echo và một số virut đường ruột khác.
Bệnh tay chân miệng lây chuyền thông qua tiếp xúc trực tiếp chất dịch mũi họng, nước bọt, phân với người mang bệnh. Bệnh có khả năng lây lan cao nhất vào tuần đầu mắc bệnh và vẫn có thể lây lan qua các tuần tiếp theo. Mùa nóng lại càng tăng thêm mức độ lây bệnh và phát triển bệnh hơn nữa. Bệnh tay chân miệng không lây lan trực tiếp từ người sang động vật và ngược lại.
Đối tượng chính của bệnh tay chân miệng
Đối với tất cả những ai chưa mắc bệnh tay chân miệng thì đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh thường gặp nhất ở đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi và cao nhất là dưới 5 tuổi. Trẻ em là đối tượng mắc bệnh chủ yếu vì thường có sức đề kháng kém ít có khả năng miễn dịch. Đa số người lớn miễn dịch với bệnh này, tuy nhiên trên thế giới cũng ghi nhận một số trường hợp người mắc bệnh ở độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn.
Thời gian ủ bệnh tay chân miệng từ 3-7 ngày sau khi mắc bệnh. Triệu trứng đầu tiên khi mắc bệnh là sốt kéo dài cả ngày. Các vết bỏng nước xuất hiện ở tay, chân, miệng, mông....
Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh bệnh tay chân miệng cho bé?
- Rửa tay thường xuyên cho trẻ sau khi ăn, chơi hay đi vệ sinh. Mẹ nên lưu ý rửa tay với xà bông để loại bỏ chất bẩn cũng như phần lớn vi khuẩn có hại.
- Làm sạch môi trường xung quanh bằng các dung dịch tẩy rửa, sát trùng. Những nơi bé ngủ hay thường chơi trong nhà luôn luôn phải sạch sẽ, không được ẩm mốc.
- Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp đối với trẻ mang bệnh. Bệnh tay chân miệng là một bệnh dễ lây lan qua đường tiết nước bọt vậy nên tốt nhất không nên để trẻ tiếp xúc hay đến gần trẻ bị bệnh.
- Theo dõi các triệu trứng và tình trạng bệnh khi trẻ có triệu trứng sốt cao, mất tỉnh táo. Trong trường hợp xấu nhất, trẻ sốt cao kéo dài, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để xin ý kiến của bác sĩ cũng như tìm ra cách điều trị kịp thời.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần kiêng gì?
Tắm cho trẻ bị tay chân miệng như thế nào cho đúng?
Mẹ bị sốt có thể cho bé bú được không?
Bị sốt khi mang thai ba tháng cuối: Không được chủ quan!
Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt cho mẹ
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh có những biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với trẻ nhỏ. Mùa nóng nên cho con uống nước đầy đủ, nhà cửa thông thoáng và sạch sẽ. Vì thế các bà mẹ phải cảnh giác với những triệu tchứng bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời trước khi quá muộn. Không cho trẻ uống thuốc hay bôi bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định cụ thể từ phía bác sĩ.
Xem thêm:
- Vì sao trẻ dễ bị bệnh chân tay miệng
- Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì thì tốt?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!