Mọc răng là dấu hiệu bình thường trong quá trình phát triển ở trẻ. Thông thường từ 6 tháng trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy nhiên có nhiều trẻ mọc răng muộn khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ mọc răng muộn do đâu, giải pháp khi đó là gì? Để giải quyết vấn đề này, mọi người cùng tham khảo thông tin sau đây để biết liệu mình có vô tình khiến con mọc răng muộn.
Giai đoạn mọc răng bình thường ở trẻ
Thông thường trẻ từ tháng thứ 6 bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, đến tháng thứ 12 trẻ có khoảng 6 cái răng, và 24 tháng thì trẻ sẽ có đủ một hàm răng sữa 20 chiếc. Đây là tiến trình phát triển răng miệng hoàn toàn bình thường ở trẻ.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đến tháng thứ 9 hay tháng thứ 10 trẻ mới mọc chiếc răng đầu tiên, nó sẽ hoàn toàn bình thường nếu chiều cao, cân nặng, các vấn đề về thể chất vẫn phát triển. Còn trong trường hợp trẻ mọc răng muộn cùng với các biểu hiện còi, người thấp bé, thiếu linh hoạt thì cha mẹ cần cho con đi khám để sớm có biện pháp xử lý.
Trẻ mọc răng muộn do đâu?
Theo một số nghiên cứu cho thấy trẻ mọc răng muộn có thể là do sinh lý hoặc do trẻ mắc bệnh nào đó.
Do di truyền
Yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ mọc răng muộn. Nếu trong gia đình, dòng tộc có người chậm mọc răng thì bạn không nên quá lo lắng vì đó là di truyền chứ không phải là bé bị bệnh.
Thiếu canxi
Canxi là thành phần chính để phát triển hệ thống xương và răng ở trẻ, chính vì vậy mà khi trẻ ở trong bụng mẹ bị thiếu canxi hay khi chào đời mẹ ăn uống kiêng khem dẫn tới sữa mẹ không đủ canxi cho trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm mọc ở trẻ.
Do bị còi xương, suy dinh dưỡng
Chậm mọc răng là một biểu hiện ở trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Trẻ mắc phải tình trạng này do không được cung cấp đủ vitamin D cùng các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Làm gì khi trẻ mọc răng muộn?
Để cải thiện tình trạng mọc răng của trẻ, cách làm tốt nhất và hiệu quả nhất đó chính là thay đổi, bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phẩn ăn hàng ngày của trẻ.
Bổ sung dinh dưỡng qua nguồn sữa mẹ
Đầu tiên, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng bé ăn nhiều nhiều nhất chính vì vậy, mẹ không nên kiêng khem mà cần ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài việc ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng mẹ cũng nên bổ sung từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để bé hấp thụ qua sữa mẹ.
Các thực phẩm mẹ nên bổ sung dễ tăng trưởng cho trẻ khi hấp thụ đó là cá, cua, tôm, thịt... Các thực phẩm chứa nhiều năng lượng như các loại ngũ cốc; sữa và các chế phẩm từ sữa; dầu thực vật... Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng lượng vitamin, khoáng chất có lợi cho trẻ.
Trẻ mọc răng sữa như thế nào?
Bé mọc răng sữa bị đen và các giải pháp
Trẻ ngủ giật mình kèm đổ mồ hôi trộm và rụng tóc là dấu hiệu bệnh gì?
Răng sữa và răng vĩnh viễn: Tìm hiểu và cách phân biệt
Kem dưỡng da sau sinh vừa an toàn vừa giúp chị em thêm tự tin
Đối với trẻ
Mẹ nên cho trẻ ăn thêm sữa ngoài có chứa nhiều canxi và tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Với thực phẩm ăn dặm, mẹ có thể thêm vào đó 1 - 2 thìa dầu cá hồi, dầu thực vật ... Thực phẩm và đồ dùng để chế biến cho trẻ phải luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tránh vi khuẩn có hại.
Có thể cho trẻ sử dụng kèm một số loại cốm vi sinh, thực phẩm chức nặng bổ sung canxi, vitamin D tốt cho sự phát triển thể chất của bé.
Mẹ cũng nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm trước 9h sáng, hay sau 5 giờ chiều để cơ thể trẻ có thể tổng hợp vitamin D giúp cho việc hấp thụ canxi vào cơ thể một cách tốt hơn.
Mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ ngay khi trẻ chưa mọc răng. Và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!