Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng căng thẳng, stress, trầm cảm là vấn đề của riêng người lớn. Nhưng thực chất, các nhà khoa học đã nghiêm túc khẳng định rằng trẻ nhỏ cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh trầm cảm tương tự như người lớn. Theo thống kê của Viện hàn lâm Tâm thần Nhi khoa Mỹ, có tới 6 đến 10% trẻ em mắc phải hội chứng tâm lý này. Đây là một con số khá lớn, báo động tình trạng trầm cảm ở trẻ nhỏ. Vậy làm sao để bố mẹ nhận biết được con mình liệu có bị mắc căn bệnh tâm lý này không? Để giúp các bậc phụ huynh trong vấn đề này, Lily & WeCare xin chia sẻ một số dấu hiệu trầm ở trẻ nhỏ trong bài viết này.
1. Trầm cảm ở trẻ nhỏ
Trầm cảm ở trẻ nhỏ là các rối loạn cảm xúc bao gồm loạn khí sắc, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc trầm cảm điển hình. Bệnh lý tâm thần này không trẻ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé mà còn gây nên hậu quả nặng nề cho con đường tương lai của bé, nguy hiểm hơn nó có thể dẫn tới những hành động tiêu cực như tự tử ở trẻ.
Việc trẻ bị trải qua cú sốc về tinh thần như: cái chết của người thân, cuộc sống gia đình không hạnh phúc, chuyển nơi ở... luôn được xem là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trầm cảm ở trẻ. Ngoài ra, yếu tố di truyền hay do bệnh lý mãn tính cũng có thể gây nên tình trạng này.
Gia đình không hạnh phúc cũng có thể khiến trẻ trầm cảm
2. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ
Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khả năng mắc bệnh trầm cảm nếu có những biểu hiện sau:
- Trẻ luôn buồn bã, chán chường xuống tinh thần mà không vì một lí do cụ thể nào
- Cảm giác trẻ bị thiếu năng lượng, kiệt sức, không có khả năng thực hiện một việc đơn giản
- Trẻ không ăn hoặc ăn quá nhiều
- Trẻ có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, đau nhức
- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay bị giật mình, ngủ nhiều nhưng khi thức dậy lại cảm thấy mệt mỏi
- Trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm bất thường
- Trẻ có dấu hiệu bất an, cảm thấy lo âu, sợ hãi và dê nổi cáu
- Trẻ không có sự tập trung, không có khả năng tự chủ
- Trí nhớ kém
- Không quan tâm, không thể hiện cảm xúc với mọi thứ xung quanh, với các mối quan hệ
- Sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người
- Trẻ xuất hiện cảm giác mặc cảm, tự tin, luôn cảm thấy bản thân vô dụng.
Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, góp phần đẩy lùi trầm cảm ở trẻ
3. Điều trị trầm cảm ở trẻ
Việc điều trị trầm cảm ở trẻ rất khó, mất nhiều thời gian mà nguy cơ tái phát lại khá cao. Đặc biệt, trầm cảm đợt sau bao giờ cũng nặng hơn đợt trước. Quá trình điều trị trầm cảm cho bé đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực của các bậc phụ huynh. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, biện pháp điều trị tâm lý, cha mẹ vẫn cần có sự tươn tác hỗ trợ thêm cho trẻ trong suốt thời gian điều trị:
- Điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: quan tâm, trò chuyện, lắng nghe trẻ nhiều hơn
- Quan sát nhận biết sự thay đổi bất thường của trẻ
- Cùng bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời
- Cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
- Không tạo áp lực cho trẻ, không đánh mắng khi trẻ làm sai
- Tuyệt đối không để trẻ cảm thấy cô đơn, bỏ rơi bé trong bất kì trường hợp nào
- Thiết lập cho trẻ một thói quen sinh hoạt đúng giờ
- Chú ý tới các mối quan hệ khác của trẻ: quan hệ bạn bè, quan hệ ở trường học...
- Khen, khuyến khích khi trẻ làm tốt, làm đúng.
Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em
Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
2
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
Địa chỉ khám tự kỷ ở Hà Nội mà bố mẹ nên biết
Với tỷ lệ trẻ mắc bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng, các bậc cha mẹ nên chú ý quan sát các biểu hiện cảm xúc của trẻ trong các sinh hoạt thường ngày để nhận đinh được rằng con mình có nguy cơ mắc bệnh không. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay sẽ có thể mang đến hiệu quả trị liệu cao hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!