Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh trầm cảm không phải là ít, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng nhận ra những dấu hiệu trầm cảm ở con mình và có những biện pháp giúp đỡ bé đúng đắn. Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý đặc biệt và muốn điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em thì bố mẹ phải hiểu, kiên nhẫn và luôn bên cạnh giúp đỡ và chăm sóc bé. Dưới đây Lily & WeCare sẽ tư vấn cho cha mẹ những cách điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em đúng đắn để cha mẹ áp dụng nếu bé yêu bị trầm cảm.
1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm ở trẻ em là một trạng thái tâm lý bao gồm các rối loạn cảm xúc như loạn khí sắc, trầm cảm điển hình hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Đây là một bệnh sức khỏe tâm thần trầm trọng, có thể ảnh hưởng tới trẻ từ khi còn rất nhỏ tuổi. Trầm cảm có nguy cơ tái phát rất cao, đợt sau nặng hơn đợt trước và có thể dẫn tới các toan tính tự tử và các hành vi tự tử thành công. Trẻ em từng bị một đợt trầm cảm sẽ có nguy cơ bị đợt tiếp theo trong vòng 5 năm. Do đó, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là điều hết sức quan trọng ngay khi bố mẹ phát hiện bé có những dấu hiệu trầm cảm.
2. Cách điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em.
Nhiều cha mẹ không quan tâm nhiều đến con cái, bỏ bê dẫn tới việc khi bé có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm thì bố mẹ không nhận ra, đôi khi lại cho rằng con hư và không nghe lời mình, từ đó có những tác động tiêu cực đến bé, khiến cho bệnh tình của bé ngày càng trầm trọng hơn
Theo các nhà khoa học phân tích tâm lý, các bậc cha mẹ cần phải quan tâm cũng như chú ý đến trẻ càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với những trẻ từ 6 tháng đến 3 năm tuổi. Ở giai đoạn này, vai trò người mẹ là quan trọng nhất. Mẹ cần thường xuyên tiếp xúc, chơi đùa, hỏi han và quan tâm đến những cảm xúc, mong muốn của bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
- Đối với những bé mắc bệnh trầm cảm, trong thời gian đầu điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em, cần đề ra thời gian nhất định để chơi với trẻ đồng thời duy trì đều đặn thời gian này. Việc cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con sẽ giúp bé phát triển được ngôn ngữ như bình thường đồng thời đón nhận các mối tương giao, từ từ thay đổi tính nết và những hành vi tiêu cực thường ngày.
Điều trị trầm cảm sau sinh: Trách nhiệm không chỉ thuộc về một người
Cảnh giác với hậu quả của bệnh trầm cảm sau sinh đến cả mẹ và bé
Tâm lý bất ổn và cách khắc phục tâm lý sau phá thai
Những cảm xúc của mẹ sau sinh khiến nhiều người phải ngạc nhiên
Thuốc chống trầm cảm gây nghiện không?
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi với trẻ, mua những món đồ mà bé thích về tặng bé, sau đó cùng ngồi chơi và trò chuyện với bé chứ đừng để bé một mình. Nghiên cứu cho thấy việc nhiều cha mẹ để con cái ngồi chơi một mình với đống đồ chơi có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé mắc bệnh trầm cảm.
- Đối với những trẻ từ 6 - 13 tuổi, đây là thời điểm bé có những cảm xúc rất mạnh và dễ đánh mất tự chủ trước những sự kiện bất ngờ xảy đến. Do vậy, khi gặp phải những cú sốc hoặc những sự thay đổi quá lớn, trẻ thường phản ứng bằng cách rút vào trong vỏ ốc để tìm sự an toàn cho mình đồng thời trở nên ngỗ ngược, quậy phá để giải toả sự ấm ức và giận dữ đó.
- Khi phát hiện trẻ bị trầm cảm, gia đình và thầy cô cần phải có thái độ cư xử khéo léo, nhẹ nhàng, chịu khó lắng nghe, trò chuyện tâm sự với bé để giúp bé lấy lại tinh thần và ổn định tâm lý.
- Không mắng nhiếc, to tiếng với trẻ dù trong bất cứ hoàn cảnh gì. Cha mẹ cần phải hiểu rằng, sự quan tâm, chăm sóc, nhẫn nại sẽ là cách điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em tốt nhất dành cho bé, bé sẽ dần dần cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ hơn và thay đổi những phản ứng thường ngày.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!