Với nhiều bậc cha mẹ, việc đậu đại học không chỉ giúp con có cuộc sống vững vàng, hạnh phúc mà còn là danh dự của cả gia đình, dòng họ. Vì thế, cứ đến ngày cận kề thi, cha mẹ hay dồn ép trẻ ôn tập, học hành, ngăn vui chơi, giao lưu bạn bè...
Những hành động tưởng chừng như tốt này lại để lại những dấu ấn tâm lý nặng nề cho các em. Khi bị cấm đoán vui chơi, giao lưu bạn bè... có thể làm con cảm thấy chán nản với việc học. Căng thẳng đầu óc khiến các em luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, việc học cũng không còn hiệu quả.
Cha mẹ đừng 'ép' con học quá căng thẳng khi ôn thi. Ảnh minh họa: Internet
Việc bắt con học không chỉ xảy ra với những em có học lực trung bình, với những em có học lực khá và giỏi cũng bị cha mẹ 'ép'. 'Ép' để đậu những trường top trên như: Bách khoa, Kinh tế, Ngoại thương....
Có trường hợp, khi con ăn xong là cha mẹ bắt ngồi ngay vào bàn và thường xuyên kiểm tra xem có học bài hay không. Nhiều lúc học quá sức khiến con ngủ thiếp đi nhưng lại bỗng chốc giật mình nhìn ra cửa vì sợ bố bất ngờ đi lên. Căng thẳng, mệt mỏi khiến con luôn trong tâm trạng mơ hồ, không tiếp thu được nhiều.
Theo các chuyên gia tâm lý, 'ép' con học không phải là biện pháp giúp trẻ có một phương pháp ôn thi tích cực. Hiệu quả của việc học tập trước tiên cần đến từ sự thoải mái từ tinh thần, từ hứng thú học tập và sự tỉnh táo về mặt trí não. Sự giao lưu bạn bè, sự giải trí là một nhu cầu không thể thiếu ở lứa tuổi học sinh.
Vấn đề đặt ra là làm sao để con có sự cân bằng giữa nhu cầu và nhiệm vụ học tập?
Cha mẹ cần tôn trọng con. Bên cạnh việc nhắc con dành thời gian chính cho ôn thi cần cho con những khoảnh khắc riêng tư để giải tỏa những căng thẳng, áp lực. Tạo điều kiện để con được vui chơi, giao lưu bạn bè. Hãy để con cảm nhận được sự quan tâm lo lắng của bố mẹ mà chủ động học thì điều đó mới thực sự có ý nghĩa và giá trị.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!